Saturday, August 8, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2436 (Dương Tiêu dịch)

Viện Bảo Tàng Dân Tộc Tự Do Nhân Quyền

Trao Bằng Danh Dự “Tự Do Nhân Quyền”

Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tin từ Memphis, Tenn, Hoa Kỳ:

Lần đầu tiên trong lịch sử của viện bảo tàng dân tộc tự do nhân quyền thế giới sẽ trân trọng tổ chức 2 sự kiện lịch sử, nhằm trao bằng danh dự cho 3 người vì công cuộc vận động hoà bình thế giới, công bằng và chân lý cho nhân loại. Vào ngày 23 tháng 9, giải thưởng tự do nhân quyền quốc tế được bảo trợ bởi Hiệp Hội Gia đình Hyde, sẽ được trao tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay sau khi bữa cơm trưa ngày lễ tại khách sạn lịch sử Peabody.

Viện bảo tàng trao giải thưởng đặc biệt danh dự tự do quốc tế này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì chính sách ôn hoà bất bạo động trong công cuộc dành độc lập tự trị cho Tây Tạng, thông qua các chiến dịch vận động hòa bình, nâng cao đạo đức con người và trách nhiệm của mỗi người đối với nhân loại cũng như an ninh của trái đất.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tâm linh và đất nước của 6 triệu người Tây Tạng. Vào năm 1935, Đức Đạt Lai Lạt Ma được sinh ra trong 1 gia đình 16 anh em, ngài là người con thứ 5, trong 1 gia đình trang trại thuộc làng Takster, quận Amdo Tây Tạng.

Chủ tịch viện bảo tàng tự do nhân quyền, Tiến Sĩ Benjamin L.Hooks phát biểu rằng: "Giống như các cuộc đấu tranh bất bạo động của Tiến Sĩ Martin Luther King và thánh Gandhi trước mọi sự đàn áp bằng bạo lực, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chứng minh cho thế giới biết rằng nghi lực can đảm phi thườngcủa Ngài trong 1 cuộc đấu tranh dài trường kỳ bất bạo động chống lại bạo quyền Trung Cộng, khi người dân Tây Tạng tổ chức 50 năm đau buồn mất nước, sư đấu tranh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là 1 điều đáng khâm phục cho công bằng chân lý của xã hội ở khắp mọi nơi trên thế giới".

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay được coi là tái sanh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 khi ngài mới có 2 tuổi. Vào năm 1940, ngài được thừa kế chức vị phật giáo cao nhất của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Nhưng 10 năm sau, Cộng sản Trung Quốc xâm lăng và cưỡng chiếm Tây Tạng, và đồng ý cho Tây Tạng hoàn toàn có quyền tự trị dựa trên 17 điểm ký kết giữa 2 bên, tuy nhiên sau đó Mao Trạch Đông đã xé bỏ tờ cam kết và dã man đàn áp mưu tính đồng hoá Tây Tạng, việc này dẫn đến cuộc khởi nghĩa năm 1959 của dân tộc Tây Tạng chống lại Trung Cộng.

Vào năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt biên sống lưu vong tại Dharasamla, miền bắc Ấn Độ. Ngài bắt đầu xây dựng lại từ đầu từ trường học, và nơi ăn chốn ở cho hơn 150,000 người tị nạn Tây Tạng. Dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính quyền lưu vong Tây Tạng đã sống dưới 1 chế độ dân chủ tự do và hoàn toàn hạnh phúc hòa bình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn tỏ ra kính trong và quý mến dân tộc Trung Hoa trong mọi cuộc nói chuyện đàm phán ngoại giao, đã liên tục kêu gọi 2 bên Tây Tạng và Trung Cộng nên có 1 sự đàm phán thương thảo thích hợp cho nền tự trị Tây Tạng, tuy nhiên Trung Cộng luôn luôn lật lọng dối trá và đàn áp, áp bức ngưới dân tây Tạng, việc này 1 lần nữa đã dẫn đến cuộc bạo động của dân tộc Tây Tạng vào tháng 3 năm 2008. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng kêu cứu dư luận quốc tế trước mục đích tàn phá huỷ diệt văn hoá Tây Tạng của Trung Cộng kể từ đó tới nay.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được coi là vị Phật sống với kiến thức uyên bác và có nhiều cá tính, ngài cũng là người đầu tiên có những chuyến công du, hoằng pháp tại các nước phương Tây, nhằm thúc đẩy thế giới nên sống trong hoà bình hữu nghi thân thiện. Năm 1989 Ngài đọat giải Nobel Hoà Bình, và năm 2007 Quốc Hội Hoa Kỳ đã vinh danh huy chương vàng hoà bình cho ngài. Gần đây ngài lại tiếp tục là công dân danh dự của Paris, Pháp Quốc. Đức Đạt Lại Lạt Ma đã nhận hơn 10 giải thưởng tôn quý từ nhiều nước và hội đoàn quốc tế khác nhau trên thế giới.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2437 (Hạt Cát dịch)

Tích Lan: Tu sĩ Phật giáo và vai trò tổng thống

[TamilNet, Sunday, 02 August 2009, 12:22 GMT]

The Janasetha Peramuna (JP), một trong những đảng phái chính trị mới thành hình đã được Hội Đồng Tuyển Cử công nhận, đã quyết định đưa ra một tu sĩ Phật Giáo như là một ứng viên tranh cử vai trò Tổng Thống tuyển cử dự trù được tổ chức vào năm 2010. 'Chúng tôi sẽ đề cử Ven. Battaramulle Seelaratana Thera, lãnh đạo và cũng là tổng thư ký của đảng chúng tôi, ra tranh cử."Ven. Bambarawane Dhammananda Thera, chủ tịch của đảng Janasetha Peramuna, phát biểu như trên trong một cuộc họp báo tại tổng hành dinh của đảng tại Talangama South, Koswatte, hôm thứ Bảy.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Tích Lan với việc một tu sĩ sẽ ra tranh cử tổng thống, ông nói.

Phát biểu trong một phiên họp báo, chủ tịch đảng JP nói đảng của ông sẽ đưa các ứng viên ra trước hội đồng tuyển cử ở tỉnh thành sắp tới.

"Chúng tôi cũng sẽ tranh cử vào cuộc tuyển cử quốc hội sắp tới. Chúng tôi đang xúc tiến thành lập các văn phòng của đảng và chỉ định các tổ chức để củng cố cơ sở khắp đất đảo này, ông chủ tịch nói.

Ven. Seelaratana Thera, ứng viên tổng thống tương lai nói đảng Janasetha Peramuna chỉ chọn lựa những người chân thật có thể làm một công việc với tín nhiệm sâu sắc để đại diện cho đảng. "Chúng tôi cần những người có thể biểu hiện sự phục vụ vị tha để xoa dịu nỗi thống khổ cua nhân loại. Chúng tôi sẽ không tha thứ cho sự dối trá, bất công hoặc côn đồ, ông chủ tịch nhấn mạnh.

Sư nói đảng Janasetha Peramuna tiếp tục tiến lên phía trước phục vụ đại khối quần chúng khốn khó mà không có sự ủng hộ hoặc trợ giúp từ bất cứ đảng phái chính trị nào khác.