Tuesday, August 11, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2438 (Tuệ Minh dịch)

Mahatma Gandhi và Bất tổn hại.

Sohoni Das. San Francisco Examier. Ngày 6 tháng 8, 2009.

Bất tổn hại, hay bất bạo động, là một vũ khí được Gandhi xử dụng để giải thoát Ấn độ khỏi ách cai trị của Anh quốc. Bất tổn hại là một danh từ Sanskrit được tìm thấy trong kinh Thiên Long (thuộc giáo phái bà la môn) có nghĩa bất bạo động, đích thực có nghĩa là sự xa lánh bạo động (himsa). Bất tổn hại xuất xứ từ thượng cổ Ấn độ và được thực hành trong Ấn giáo, Phật giáo và đạo Jaini. Theo truyền thuyết cổ xưa, bất tổn hại là một điều luật ràng buộc cấm săn bắn, mổ xẻ lấy thịt, ăn thịt và xử dụng các sản phẩm động vật được cung cấp bằng những phương tiện bạo động.

Gandhi đã dùng nguyên tắt này để chống lại Anh quốc trong phong trào Độc Lập Ấn độ. Ngài đã tin rằng phương pháp tốt nhất để chống lại bạo quyền là bằng phương pháp bất tuân dân sự, một phương pháp được hình thành dựa trên bất tổn hại. Gandhi đã khởi đầu phong trào bất hợp tác bằng việc chống thuế muối được người Anh đặt ra với cuộc diễn hành muối Dandi dài 400 cây số. Gandhi đã có thể nhận ra được động lực thật của Công ty Đông Ấn, nghĩa là buôn bán, và Ngài đã quyết định tẩy chay tất cả sản phẩm và hàng hóa ngoại quốc. Sau đó Ngài đã bắt đầu phong trào Ấn độ Từ Bỏ, phong trào đã trở thành một phong trào mạnh mẽ nhất trong lịch sử đấu tranh cho tự do của Ấn độ, với hàng loạt những vụ bắt bớ và bạo loạn trên một phạm vi vô tiền khoáng hậu. Ngài đã mong muốn những hậu học của Ngài đi theo những nguyên tắc của bất tổn hại. Ngài đã yêu cầu người dân Ấn độ phải bất bạo động trong các cuộc phản khán và tránh bất cứ một bạo loạn nào do người Anh khởi xướng.

Phong trào đã đem khắp toàn quốc lại với nhau và đã khiến công ty Đông Ấn tê liệt. Anh quốc đã trả thù bằng cách thiết lập Hội đồng Nội Các Anh Quốc vào năm 1946, nhắm vào việc tập hợp các tiểu bang có đa số người Hồi giáo. Gandhi rất nghi ngờ về Hội đồng và nó là tác nhân cội rễ của sự phân hóa. Giữa năm 1946 và 1948, hơn 5 ngàn người đã bị giết trong do bạo loạn. Muhammad Ali Jinnah, lãnh tụ của Liên Minh Hồi giáo, được sự ủng hộ rộng rãi từ Tây Punjab, Tỉnh Biên giới phía Tây Bắc và Đông Bengal; do đó ông ta muốn có một quốc gia riêng biệt với đa số người Hồi giáo. Vì vậy sự phân hoá đã được lãnh đạo quốc hội phê chuẩn để chấm dứt một cuộc nội chiến Ấn giáo - Hồi giáo có quy mô rộng lớn.

Vào nửa đêm ngày 15 tháng 8, 1947, Ấn độ đã trở thành một quốc gia độc lập và ngày 14 tháng 8, 1947 Pakistan được công bố là một quốc gia riêng biệt với đa số người Hồi giáo. Tất cả những nổ lực của Gandhi để giữ Ấn độ được đoàn kết đã trở thành vô hiệu. Nhưng cho đến ngày nay, trong lúc người Ấn độ đang sửa xoạn ăn mừng ngày độc lập 15 tháng 8, người Ấn độ trên toàn thế giới tưởng nhớ đến Gandhi qua cuộc đấu tranh và sự hy sinh của Ngài để giải thoát Ấn độ khỏi sự nô lệ, nghèo đói và chấm dứt cảnh tiện dân.

“Ăn miếng trả miếng làm cho cả thế giới bị mù” được trích dẫn bởi Gandhi, người theo gót con đường bất bạo động. Các sách lược và nguyên tắc của Ngài đã gây ảnh hưởng đến với nhiều lãnh tụ như Martin Luther King, James Lawson, và Nelson Mandela. Ngay trong ngày hôm nay thế giới cần một người như Gandhi để đem lại một cuộc cách mạng, một phong trào chấm dứt khủng bố, đói nghèo, và để truyền bá trí tuệ bất tổn hại. Ngài được tất cả người Ấn độ đang sống trên khắp thế giới biết đến với tên Mahatma (Tâm hồn cao thượng) và Bapu (quốc phụ).

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2437 (Hạt Cát dịch)

Tích Lan: Tu sĩ Phật giáo và vai trò tổng thống

[TamilNet, Sunday, 02 August 2009, 12:22 GMT]

The Janasetha Peramuna (JP), một trong những đảng phái chính trị mới thành hình đã được Hội Đồng Tuyển Cử công nhận, đã quyết định đưa ra một tu sĩ Phật Giáo như là một ứng viên tranh cử vai trò Tổng Thống tuyển cử dự trù được tổ chức vào năm 2010. 'Chúng tôi sẽ đề cử Ven. Battaramulle Seelaratana Thera, lãnh đạo và cũng là tổng thư ký của đảng chúng tôi, ra tranh cử."Ven. Bambarawane Dhammananda Thera, chủ tịch của đảng Janasetha Peramuna, phát biểu như trên trong một cuộc họp báo tại tổng hành dinh của đảng tại Talangama South, Koswatte, hôm thứ Bảy.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Tích Lan với việc một tu sĩ sẽ ra tranh cử tổng thống, ông nói.

Phát biểu trong một phiên họp báo, chủ tịch đảng JP nói đảng của ông sẽ đưa các ứng viên ra trước hội đồng tuyển cử ở tỉnh thành sắp tới.

"Chúng tôi cũng sẽ tranh cử vào cuộc tuyển cử quốc hội sắp tới. Chúng tôi đang xúc tiến thành lập các văn phòng của đảng và chỉ định các tổ chức để củng cố cơ sở khắp đất đảo này, ông chủ tịch nói.

Ven. Seelaratana Thera, ứng viên tổng thống tương lai nói đảng Janasetha Peramuna chỉ chọn lựa những người chân thật có thể làm một công việc với tín nhiệm sâu sắc để đại diện cho đảng. "Chúng tôi cần những người có thể biểu hiện sự phục vụ vị tha để xoa dịu nỗi thống khổ cua nhân loại. Chúng tôi sẽ không tha thứ cho sự dối trá, bất công hoặc côn đồ, ông chủ tịch nhấn mạnh.

Sư nói đảng Janasetha Peramuna tiếp tục tiến lên phía trước phục vụ đại khối quần chúng khốn khó mà không có sự ủng hộ hoặc trợ giúp từ bất cứ đảng phái chính trị nào khác.