Saturday, August 15, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2445 (Pham Dao dịch)

Họa sĩ nghiên cứu về sự vô thường.

Janie Warren – Tri-City News. Ngày 11 tháng 8, 2009.

Cuộc triển lãm tranh đơn độc gần đây nhất của họa sĩ Melanie Cossey từ Cảng Moody được dựa trên 2 ẩn dụ: bản tính nhất thời của những đối tượng vật chất và những cặn bã môi trường mà chúng ta gây ra để làm cho bản thân mình cảm thấy dễ chịu hơn.

“Tôi đã trải qua rất nhiều thời gian suy nghĩ về tính vô thường”, Cossey nói, ám chỉ về cuộc triển lãm của cô có tựa đề “Trong Cát Bụi” bắt đầu vào ngày mai (Thứ 5) tại Đại sảnh Nghệ Thuật tại Coquitlam. “Tôi rất muốn làm nổi bật việc làm sao mà mọi vật đều trở thành cát bụi - giống như những cây cọ màu mà tôi dùng làm việc - đến điểm cuối cùng của nó”.

Sự bám víu vào những thứ, đặc biệt những kỷ vật thời thơ ấu, và bằng cách nào chúng cho thêm vào trong cuộc sống của chúng ta là những gì Cossey muốn khán giả của cô phải suy gẫm trong cuộc triển lãm kéo dài đến ngày 5 tháng 9.

35 tác phẩm của cô tại phòng trưng bày Atrium, được vẽ từ năm 2007 đến 2009, có màu sắc phong phú và chú trọng rốt ráo vào những nối liền với quá khứ, bất kể chúng là một bộ cây tô màu, những trái banh vũ cầu, một bộ cờ tướng, những chiếc dù trong ly nước cây quả hay ngay cả kẹo bắp rang cùng với một bộ bài.

Nhưng Cossey cũng cho trưng bày những quan hệ với Phật giáo, một tôn giáo cô đang nghiên cứu và triết lý của nó. Ba trong số các tác phẩm của cô đặt trọng tâm vào Đức Phật (kể cả một bức tranh với một trái ớt đỏ) và những chú voi.

Và cũng có những tác nhân của vị giác: phần thức ăn, với những tấm hình phóng đại của những khuông cắt bánh, rau quả trong hộp, bắp và trứng, và có một bộ sưu tập về hoa vọt ra từ một khung hình màu đen.

Là một họa sĩ tự học hỏi và toàn thời gian, Cossey đã học được các kỹ thuật của cô chủ yếu từ bà nội (Jeanne Rovers); cha; chị (Lisa); và anh (Trevor) – không ai là họa sĩ chuyên nghiệp cả. “Ngoại trừ chỉ một ít buổi học hỏi với các nghệ sĩ, hầu hết là từ gia đình của tôi”, Cossey, một thành viên của Hội Nghệ Thuật Cảng Moody và Ủy ban Nghệ Thuật Cộng Đồng Bắc Vancouver, nói.

Mặc dù cuộc triển lãm của Cossey bằng bút màu, cô cũng làm việc với tranh sơn màu. Trong quá khứ, cô đã trưng bày tác phẩm của mình tại triễn lãm Tác Phẫm nghệ thuật cho Anmore, Đêm Nghệ Thuật tại Pleasantside, Họa Sĩ Trong Công Viên, Lộ Thị (street market) của Nữ Hoàng, Buổi trình diễn của Nhóm Vòng tròn Nghệ Sĩ, và buổi trình diễn mùa thu của hội nghệ thuật Cảng Moody.

Các tác phẩm khác của cô, không phải một phần của triển lãm Đại sảnh Nghệ Thuật, có cảm hứng từ những nét đẹp tự nhiên từ vùng Tam Trấn (Tri-Cities) thí dụ như là Nông trại Thuộc địa và Hải viên Barnet. Trong năm 2006, bức tranh “Nghệ thuật của bạn khôn ngoan cũng bằng như nghệ thuật của bạn đẹp” của cô đã đạt giải thứ 3 tại buổi trình diễn Thị giác của Shakespeare tại Vancouver.

Trong khi đó, trong tháng 8, Đại Sảnh Nghệ Thuật cũng trưng bày những triển lãm của Marta Chojnacka và Enda Bardell.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2446 (Pham Dao dịch)

Nam diễn viên tại New York biểu diễn

vở độc kịch về cuộc đời của Đức Phật

Andrea Bullard. Báo thành phố Pittsburgh. Ngày 13 tháng 8, 2009.

Trong nền văn hóa phổ thông, Đức Phật được mô tả là bụng bự, có nước da màu hoàng kim và giống như thượng đế. Ngài, trong thực tế, không giống bất cứ điểm nào như vậy, tác giả và diễn viên Evan Brenner nói.

Brenner biết về Đức Phật rõ hơn hầu hết mọi người: Anh đã biên soạn và thủ vai chính trong một vở kịch nói về Đức Phật.

“Ngài là một người vô cùng thực tế và chỉ muốn biết chắc rằng người ta nhìn Ngài không gì khác hơn ngoài một nam nhân,” Brenner, sinh sống tại thành phố Nữu Ước, nói.

Đức Phật – Thành tựu và Tai Họa trong Cuộc đời của một Thánh nhân Vĩ đại được ra mắt trong tháng 3 tại Boston và hiện đang lưu diễn tại Bắc Mỹ. Chuyến lưu diễn này sẽ đến tại thành phố Pittsburgh vào Thứ 6 ngày 14 tháng 8, 2009, chỉ dừng chân trong một đêm tại Nhà Thờ Nhất Thể tại Shadyside.

“Không giống như Giê-su, người mà hầu như không có cái gì về cá nhân được người ta biết đến, cuộc đời của Đức Phật được ghi lại từ đầu đến cuối trong các kinh điển”, Brenner nói. “Ngài đã quan niệm cuộc đời của bản thân mình như là một bài học”.

Brenner đã trực tiếp dùng những đoạn từ các bộ kinh để kể về cuộc đời của Đức Phật, kể cả một tai hoạ ít được bàn đến vào lúc cuối đời của Ngài. Được dàn dựng trong một khung cảnh tân thời, vở kịch được mở màng với việc Brenner đọc kinh. Tuy vậy, anh kể về cuộc đời của Đức Phật qua ngôi thứ nhất, bắt đầu với những năm tháng non trẻ sống như là Tất Đạt Đa Gô-ta-ma.

Sinh ra trong nhung gấm tại Ấn độ, khoảng chừng 500 năm trước Công nguyên, khi còn là một chàng trai trẻ Đức Phật đã trở nên chán chường với thế giới vật chất, và Ngài đã tìm sự tẩy uế tâm linh bằng cách tu khổ hạnh. “Tôi liệt kê một cách đầy đủ chi tiết những thực hành mà đôi khi buồn cười, đôi khi muốn bệnh”, Brenner nói. Anh cũng diễn xuất một vài trong số những cuộc đối thoại của Đức Phật với Ma vương, thay đổi vai giữa hai nhân vật.

Tờ báo Boston Herald, trong phần phê bình, gọi Brenner “một người kể chuyện tinh vi và điêu luyện”; tờ báo Boston Globe gọi vở kịch Đức Phật “say mê”.

Brenner, người đã nghiên cứu về tôn giáo trong thời gian học đại học và là một Phật tử, nói anh đã trở nên tò mò về Phật giáo bởi những mô tả bằng hình tượng của tôn giáo này, nhưng anh đã hoàn toàn tin theo Phật giáo trong thời gian của những năm 40 tuổi, khi anh bắt đầu tự xét lại cuộc đời của mình.

“Chúng ta ở trong một thứ vòng tròn đua ngựa của sinh sản, sống trên đời, bệnh, và tử mà chúng ta chỉ có một cơ hội”, Brenner nói. “Dường như đối với tôi đó là một dự định lười biếng. Tôi đã được cuốn hút với lời tuyên bố của Đức Phật rằng có một sự tịch diệt của khổ ách”.