Monday, August 17, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2447 (Pham Dao dịch)

Vô Thường: Các vòng tròn của sao Thổ sẽ biến mất.

Emily Breder. Examiner.com. Ngày 10 tháng 8, 2009.

Trong thời gian gần đây, chỉ có phi thuyền không gian Cassini-Huygens là đã thấy được những đám mây có hình lục giác ở cực bắc của sao Thổ kể từ ngày phi thuyền không gian Voyager lần đầu tiên chụp hình nó vào thập niên 1980. Phi thuyền Cassini-Huygens đã đáp xuống Titan (mặt trăng lớn nhất của sao Thổ) trong một phi vụ thám thính trong ngày hôm qua (ngày 9 tháng 8, 2009)

Nhưng, vào ngày 4 tháng 9, các nhà thiên văn nghiệp dư sẽ có thể nhìn thấy nó rõ hơn khi những vòng tròn của sao Thổ biến mất đi trong lúc hành tinh này chuyển mình hướng về trái đất. Sự chuyển mình này sẽ giữ như vậy trong 3 tháng.

Phân điểm này báo hiệu sự khởi đầu của mùa xuân trên sao Thổ - mặc dù chúng ta không biết được mọi việc ra làm sao trên một hành tinh được cấu tạo phần lớn bởi hydrô và hêli. Và vừng hào quang màu xanh da trời bao bọc những đám mây có hình thù kỳ lạ tại cực bắc của saoThổ cũng có thể hiện rõ ra. Một vài trong số 61 mặt trăng của sao Thổ cũng có thể được nhìn thấy nếu không có ánh nắng của mặt trời chói vào những vòng tròn.

Việc nghiên cứu các hành tinh và tinh tú là những công cụ kỳ diệu để thấy được bản tánh của vô thường. Những đại thể bằng hơi trong thái dương hệ của chúng ta có những trận bão tố khổng lồ đang cuồng nhiệt, nhưng mặc dù những hình dạng được giữ nguyên qua một thời gian lâu dài một cách lạ thường, chúng luôn thay đổi với thời gian. Từ những vật thể phi thường trong không gian cho đến các tế bào cá nhân trong cơ thể của chúng ta và vượt ra ngoài đó nữa, vô thường là một công cụ mà qua đó thay đổi có thể xảy ra.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2446 (Pham Dao dịch)

Nam diễn viên tại New York biểu diễn

vở độc kịch về cuộc đời của Đức Phật

Andrea Bullard. Báo thành phố Pittsburgh. Ngày 13 tháng 8, 2009.

Trong nền văn hóa phổ thông, Đức Phật được mô tả là bụng bự, có nước da màu hoàng kim và giống như thượng đế. Ngài, trong thực tế, không giống bất cứ điểm nào như vậy, tác giả và diễn viên Evan Brenner nói.

Brenner biết về Đức Phật rõ hơn hầu hết mọi người: Anh đã biên soạn và thủ vai chính trong một vở kịch nói về Đức Phật.

“Ngài là một người vô cùng thực tế và chỉ muốn biết chắc rằng người ta nhìn Ngài không gì khác hơn ngoài một nam nhân,” Brenner, sinh sống tại thành phố Nữu Ước, nói.

Đức Phật – Thành tựu và Tai Họa trong Cuộc đời của một Thánh nhân Vĩ đại được ra mắt trong tháng 3 tại Boston và hiện đang lưu diễn tại Bắc Mỹ. Chuyến lưu diễn này sẽ đến tại thành phố Pittsburgh vào Thứ 6 ngày 14 tháng 8, 2009, chỉ dừng chân trong một đêm tại Nhà Thờ Nhất Thể tại Shadyside.

“Không giống như Giê-su, người mà hầu như không có cái gì về cá nhân được người ta biết đến, cuộc đời của Đức Phật được ghi lại từ đầu đến cuối trong các kinh điển”, Brenner nói. “Ngài đã quan niệm cuộc đời của bản thân mình như là một bài học”.

Brenner đã trực tiếp dùng những đoạn từ các bộ kinh để kể về cuộc đời của Đức Phật, kể cả một tai hoạ ít được bàn đến vào lúc cuối đời của Ngài. Được dàn dựng trong một khung cảnh tân thời, vở kịch được mở màng với việc Brenner đọc kinh. Tuy vậy, anh kể về cuộc đời của Đức Phật qua ngôi thứ nhất, bắt đầu với những năm tháng non trẻ sống như là Tất Đạt Đa Gô-ta-ma.

Sinh ra trong nhung gấm tại Ấn độ, khoảng chừng 500 năm trước Công nguyên, khi còn là một chàng trai trẻ Đức Phật đã trở nên chán chường với thế giới vật chất, và Ngài đã tìm sự tẩy uế tâm linh bằng cách tu khổ hạnh. “Tôi liệt kê một cách đầy đủ chi tiết những thực hành mà đôi khi buồn cười, đôi khi muốn bệnh”, Brenner nói. Anh cũng diễn xuất một vài trong số những cuộc đối thoại của Đức Phật với Ma vương, thay đổi vai giữa hai nhân vật.

Tờ báo Boston Herald, trong phần phê bình, gọi Brenner “một người kể chuyện tinh vi và điêu luyện”; tờ báo Boston Globe gọi vở kịch Đức Phật “say mê”.

Brenner, người đã nghiên cứu về tôn giáo trong thời gian học đại học và là một Phật tử, nói anh đã trở nên tò mò về Phật giáo bởi những mô tả bằng hình tượng của tôn giáo này, nhưng anh đã hoàn toàn tin theo Phật giáo trong thời gian của những năm 40 tuổi, khi anh bắt đầu tự xét lại cuộc đời của mình.

“Chúng ta ở trong một thứ vòng tròn đua ngựa của sinh sản, sống trên đời, bệnh, và tử mà chúng ta chỉ có một cơ hội”, Brenner nói. “Dường như đối với tôi đó là một dự định lười biếng. Tôi đã được cuốn hút với lời tuyên bố của Đức Phật rằng có một sự tịch diệt của khổ ách”.