Monday, August 31, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2461 (Hạt Cát lược dịch)

Thị trưởng Đài Loan kêu gọi Đài Bắc

cấp chiếu khán cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Aug 26 07:34 AM US/Eastern

TAIPEI, Aug. 26 (AP) - (Kyodo) -- Các thị trưởng và quan tòa từ miền Nam Đài Loan hôm thứ Tư đã mời thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm để chúc phúc cho nạn nhân bão Morakot. Hai thị trưởng và các quan tòa của năm quận hạt đã ban hành một thiếp mời đến nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng lưu vong để mời Ngài viếng thăm Đài Loan từ 31 tháng 08 đến 03 tháng 09, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận lời, căn cứ theo văn phòng đại diện địa phương.

"Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải chỉ là một nhà lãnh đạo tâm linh, Ngài là biểu tượng chung của hòa bình và từ bi", một thông tư của chính phủ Cao Hùng nói như trên, với chữ ký của thị trưởng Cao Hùng nằm giữa các chữ ký khác. Cao Hùng, thành phố lớn thứ nhì của đảo quốc Đài Loan, bị ảnh hưởng cơn bão nặng nề.

"Chúng tôi tin tưởng rằng lời chúc phúc và nguyện cầu của Đức Đạt Lai Sẽ xoa dịu được các nạn nhân của trận thiên tai này".

Dawa Tsering, chủ tịch văn phòng đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Đài Bắc, đã xác nhận qua điện thọai rằng "Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời sang Đài Loan và Ngài đã chấp nhận thiệp mời". Ông từ chối luận bàn gì thêm. phát ngôn viên văn phòng tổng thống Đài Loan cũng từ chối luận bàn.

Một chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan sẽ ý nghĩa cho Đài loan bởi vì nhà Nobel Hòa Bình đã bị nhà cầm quyền Trung cộng gán ghép cho cái tội là là ly khai, điều đã khiến cho xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu hồi năm ngoái.

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hồi tháng 12 năm ngoái đã từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho Ngài, nói rằng thời điểm đó chưa thích hợp.

Đảng cầm quyền "Quốc Gia" do ông Mã Anh Cửu cầm đầu nỗ lực tránh né làm Bắc kinh nổi giận khi mà mối quan hệ đôi bên sau 60 năm thù địch đã trở nên ấm áp hơn. Trung cộng coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và cam kết sẽ thống nhất phần đất đảo nhỏ bé này với Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần.

Trong kiến nghị của họ, các nhà đối lập trong đảng Dân Chủ Cấp TIến đã kêu gọi chính phủ Mã Anh Cửu hãy cấp chiếu khán cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bảy khu vực nằm trong quyền hạn của họ bị cơn bão tàn phá nặng nề, khiến có khoảng 500 người chết và thiệt hại lên đến hàng tỷ UD khi nó quét qua đảo quốc này hôm 08 và 09 tháng 08 vừa qua.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2462 (Pham Dao dịch)

Lòng vị tha có thể đưa đến một cuộc sống

hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn

Paula Novak. Bản Tin Norwich. Ngày 24 tháng 8, 2009.

Có nhiều lúc trong cuộc sống của mọi người khi dường như ai cũng cảm thấy khó hoặc ngay cả không thể tha thứ được. Hầu hết chúng ta nhận ra nhu cầu của lòng vị tha để đạt được một sự phóng thích của những cảm giác bất thiện và tiếp tục cuộc đời của mình trong một phương hướng tích cực, nhưng thường thì rất khó để thật sự cho phép chúng ta hồi phục từ những vết thương cảm xúc.

Bước đầu tiên dẫn đến vị tha là nhận thấy được hành động tha thứ không đồng nghĩa với việc bao che cho những sự kiện hay tư cách đạo đức tai hại, và nó cũng không có nghĩa bạn sẽ quên đi những gì đã xảy ra cho mình.

Lòng vị tha có nghĩa là bạn hiểu rằng ôm ấp sân hận và niềm đau thương sẽ không giúp được gì cho bạn. Khi bạn có thể thoát ra những cảm xúc đó và giải thoát bạn khỏi những mối liên hệ năng lực tiêu cực (âm lực) với một sự kiện, nơi chốn hay cá nhân nào, bạn đã đạt được lòng vị tha.

Lòng vị tha sẽ đạt được dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy người khác lắng nghe, kính nể và hiểu bạn. Từ từ lắng nghe nổi đau khổ và buồn bực của bạn, trực tiếp giải quyết những cảm xúc nào thay vì chôn vùi chúng đi. Katherine M. Piderman viết rằng bạn cần phải “nhận ra được giá trị của lòng vị tha và sự quan trọng của nó trong cuộc sống của mình tại một thời điểm nhất định nào đó. Phản ảnh về những chi tiết của hoàn cảnh đó, cách chúng ta phản ứng, và sự kết hợp này đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ, và hạnh phúc của chúng ta như thế nào”.

Thiền là một công cụ hữu ích có thể giúp chúng ta học cách lắng nghe và hiểu những gì chúng ta cảm nhận.

Sự buông thả, tỉnh thức

Hành động thiền đem tâm của chúng ta vào một trạng thái sâu xa của sự buông thả và tỉnh thức. Thiền có thể được thực hành bằng nhiều hình dạng, từ thực hành Thiên Chúa Giáo cho đến Phật giáo nguyên thủy, vốn nhấn mạnh vào việc phát huy chánh niệm và sự tập trung trong trạng thái thiền định là một phần của việc theo đuổi Niết bàn. Thí nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau để quyết định cái gì tốt nhất đối với bạn.

Hãy nhớ rằng lòng vị tha không luôn có nghĩa là hòa giải, và sự đoàn tụ không phải là một sản phẩm nhất thiết của lòng vị tha. Người đó có thể đã qua đời, hoặc có thể đã gây ra cho bạn một tổn thương thể xác hay tinh thần. Mục đích của lòng vị tha là để xua đi năng lực của mối liên kết bất thiện với người đó đã đem lại cho bạn, và cho phép bạn trở lại làm chủ cảm xúc của mình.

Tất cả chúng ta đều lựa chọn con đường của mình trong cuộc sống - những ai không thể tha thứ có thể sống cả một cuộc đời trong day dứt, sân hận và nuối tiếc. Chủ động tha thứ những người khác, cũng như cho bản thân của chúng ta, giúp chúng ta sống tràn đầy an vui, thanh bình, tri ân và yêu thương. Tất cả chúng ta đều có những sự kiện đau thương trong kỷ niệm của mình; lòng vị tha giúp chúng ta giảm đi nổi đau và cho phép chúng ta hưởng một cuộc sống bằng các chú trọng vào những việc thiện.

Do sự tự do tinh thần mà nó cho chúng ta, lòng vị tha là một trong những năng lực hồi phục mạnh mẽ nhất chúng ta có thể phát triển ngay trong bản thân mình.