Sunday, September 20, 2009

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 20 tháng 09 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng thuyết giảng Tuần lễ 7: KHỔ. "Bài VII. NHỮNG NGỘ NHẬN PHẬT PHÁP ĐỐI VỚI ĐAU KHỔ", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tuần lễ 7: KHỔ

"Bài VII. NHỮNG NGỘ NHẬN PHẬT PHÁP

ĐỐI VỚI ĐAU KHỔ
"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VII. NHỮNG NGỘ NHẬN PHẬT PHÁP ĐỐI VỚI ĐAU KHỔ


Đau khổ là một đề tài lớn và trọng yếu trong Phật học. Có nhiều ngộ nhận về Phật Pháp liên quan tới đề tài nầy. Dưới đây là ba thí dụ điển hình về những quan điểm thiếu chính xác.

A. Một tôn giáo bi quan

Phật giáo không phải là tôn giáo bi quan. Trong một thăm dò mang tính khoa học trong mấy năm qua của hai hệ thống truyền thông CNN và BBC thì người Phật tử sống an lạc nhất so với tín đồ các tôn giáo khác. Vậy thì tại sao Phật giáo nói nhiều về khổ đau mà người Phật tử không sống bi quan ?

Diệu đế thứ nhất (Dukkha-ariyasacca) thường được hầu hết các học giả dịch là "Chân lý cao cả về sự khổ" và nó được giải thích là: sự sống, theo Phật giáo, chỉ là đau khổ. Cả sự phiên dịch lẫn giải thích ấy đều rất sai lạc và không làm ta thỏa mãn. Chính lối phiên dịch dễ dãi hẹp hòi và cách giải thích nông cạn về khổ đế đã khiến nhiều người lầm xem Phật giáo là yếm thế bi quan.

Trước hết, Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan mà hiện thực, vì có lối nhìn hiện thực về nhân sinh và vũ trụ. Phật giáo nhìn sự vật một cách như thật (yathābhūtam).

Phật giáo không tìm cách ru người vào ảo tưởng về một thiên đường lừa bịp, cũng không làm người ta chết khiếp vì đủ thứ tội lỗi và sợ hãi tưởng tượng. Nó cho ta biết một cách khách quan ta là gì, thế giới quanh ta là gì, và chỉ con đường đưa đến tự do hoàn toàn, thanh bình, an ổn và hạnh phúc.

Một y sĩ có thể phóng đại về một chứng bệnh khiến người ta tuyệt vọng. Một y sĩ khác vì không biết gì, có thể tuyên bố không sao cả, không cần chữa - lừa dối con bệnh bằng một sự an ủi giả dối. Người ta có thể gọi người đầu bi quan và người sau lạc quan; cả hai đều nguy hiểm. Nhưng một y sĩ thứ ba định bệnh một cách chính xác, hiểu rõ nguyên nhân và bản chất bệnh, thấy rõ có thể chữa, nên can đảm bắt tay vào việc chữa trị, nhờ thế cứu được bệnh nhân. Ðức Phật giống như vị lương y sau cùng này. Ngài là vị lương y có trí tuệ và khoa học để trị những căn bệnh của thế gian (bhisakka hay Bhaisajyagury).

ĐỨC PHẬT DẠY NHỮNG GÌ, WALPOLA RAHULA, THÍCH NỮ TRÍ HẢI dịch

B. Phải chấp nhận số mạng

Khi đau khổ quá nhiều người ta thấy không làm gì khác hơn là cam chịu và qui tất cả cho định mệnh. Điều nầy hoàn toàn khác với cái nhìn về sự khổ của người Phật tử.

Sự liên quan nhân quả của nghiệp báo khác hẳn với thuyết định mệnh, vì nghiệp không phải là yếu tố duy nhất, độc đoán chi phối đời sống con người và chúng ta có thể tiêu diệt hay chuyển hóa nghiệp cùng với những điều kiện khác để vươn lên.

Theo kinh điển Bà-la-môn, mọi hành động của con người đều bị chi phối bởi thiên nhiên (prakiti) và thiên nhiên lại được Đấng Phạm Thiên an bài định đoạt. Bởi thế con người đành phải bó tay trước số phận mà tạo hóa đã định sẵn, hoặc phải cúng tế để cầu xin được gia ân, ban phúc.

Chắc hẳn là con người không chịu nổi số phận quá đen tối của mình mà tự hỏi không biết ai đã trao cho tạo hóa cái thứ quyền năng độc đoán, bất công như thế. Vì sao tạo hóa lại định số phận mỗi người một khác. Nếu Đấng Tạo Hóa toàn năng thì không toàn thiện, vì Ngài có thể tạo ra muôn loài nhưng lại không bình đẳng nên đã để cho có một sự chênh lệch quá lớn lao giữa giàu nghèo, sang hèn, vui khổ ...

Dĩ nhiên con người có quyền đưa ra những vấn nạn hữu lý đó. Vì không lý gì, trong cái thời mà con người đã ý thức được chủ quyền và nhân bản lại bị cưỡng bách phải chịu quy phục trước một Đấng Tạo Hóa chuyên chế hoàn toàn không do họ ủy quyền.

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC, HT VIÊN MINH

C. Càng khổ càng dễ tu

Phật Pháp dạy đau khổ là một đề tài hữu ích cho người tu tập nhưng không nói là phải khổ mới tu được. Một đoạn trích từ Thanh Tịnh Đạo dưới đây cho thấy tính cách "trung đạo" của người tu Phật: với những điều kiện thích hợp hành giả dễ dàng tu tập hơn là những chướng ngại:

1) Trú xứ không thích nghi nếu khi sống ở đấy, hành giả không khởi được tướng chưa khởi, mất tướng đã khởi, niệm chưa an trú không được an trú, tâm chưa định tĩnh không được định tĩnh. Trú xứ thích nghi nếu ở đấy tướng khởi lên và trở nên xác định, niệm được an trú và tâm được định tĩnh. Như trường hợp trưởng lão Padhāniya-Tissa ở Nāgapabata. Vậy, nếu tu viện có nhiều trú xứ, hành giả có thể ở từng nơi thử, mỗi nơi 3 ngày và tiếp tục trú nơi nào tâm được định tĩnh. Và chính nhờ trú xứ thích nghi mà 500 tỳ kheo đã đắc A-la-hán quả trong khi còn ở trong động Cūlanāga tại đảo Tambapanni (Tích Lan) sau khi quán đề mục ở đấy. Còn những bậc Dự lưu đắc A-la-hán quả tại đây thì vô số kể. Trong tu viện Cittalapabbata cũng thế và các nơi khác.

2) Một khu làng để khất thực nằm về phía Bắc hay Nam của trú xứ (để tránh đối diện với mặt trời khi đi và về) không quá xa, trong vòng một câu xá rưỡi (1 câu xá rưỡi bằng ba ngàn cung), nơi dễ kiếm đồ khất thực, là chỗ hành xứ thích hợp. Ngược lại là không thích hợp.

3) Ngôn ngữ: Lời nói nằm trong 32 thứ lời phù phiếm là không thích hợp vì đưa đến sự biến mất của tướng, còn lời nói dựa trên 10 ví dụ về lời nói, được gọi là là thích hợp, nhưng ngay cả lời nói thích hợp cũng cần nói vừa phải". (26 loại lời vô ích được kể trong các kinh như M. ii. 145, iii. 113, Luận thêm thành ra 32 )

4) Người: Một người không ưa nói phù phiếm, có những đức đặc biệt của giới ... Do giao thiệp với người ấy, tâm không định được định, tâm đã định càng thêm định tĩnh, gọi là người thích hợp. Một người quá tĩnh, gọi là người thích hợp. Một người quá quan tâm đến thân thể, ưa nói vô ích, gọi là không thích hợp, vì chỉ gây rối, như bùn bỏ vào nước trong. Vì một người thuộc loại này, mà mọi chứng đắc của vị tỳ kheo trẻ ở Kottapabbata đã tiêu tan, nói gì đến tướng.

5) Thực phẩm: Người hợp đồ ngọt, kẻ hợp đồ chua.

6) Khí hậu: Người hợp khí hậu lạnh, kẻ hợp khí hậu nóng. Do đó, khi hành giả thấy nhờ sống trong một khí hậu nào đó, dùng một thức ăn nào đó mà mình cảm thấy thoải mái, tâm chưa định trở nên định tĩnh, tâm đã định càng thêm định, thì khí hậu và thức ăn đó là thích hợp. Ngược lại là không thích hợp.

7) Uy nghi: Có người thích hợp với uy nghi đi, người thích hợp đứng, người thích hợp ngồi hoặc nằm. Bởi thế, hành giả nên thử tất cả uy nghi cũng như thử trú xứ, mỗi uy nghi 3 ngày liền và uy nghi nào nhờ đó tâm chưa định được định, tâm đã định càng thêm định thì đó là thích hợp. Ngoài ra là không thích hợp.

THANH TỊNH ĐẠO, BUDDHAGHOSA, THÍCH NỮ TRÍ HẢI dịch.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

...

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Tuần 8: VUI "Bài I. NHỮNG TỪ VỰNG PHẬT HỌC LIÊN QUAN TỚI CHỮ VUI", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.