Tuesday, September 1, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2463 (Pham Dao dịch)

Chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma

làm tăng khó khăn cho lãnh đạo của Đài Loan.

Mark McDonald. New York Thời Báo. Ngày 28 tháng 8, 2009.

HỒNG KÔNG -- Một chuyến viếng thăm đã được dự định bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một thử thách chính trị mới cho tổng thống Mã Anh Cửu, người đang chao đảo với một sự tức giận từ trong nước về việc chính quyền giải quyết chuyện cơn cuồng phong đã gieo tang tóc phía miền nam của hòn đảo này.

Chuyến viếng thăm, được thông báo vào ngày thứ Năm bởi Tổng Thống Mã Anh Cửu của Đài Loan, đã bị nhanh chóng lên án bởi Trung cộng, vốn đang kết tội Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc ấp ủ những sự chống đối tại Tây Tạng. “Cho dù Đức Đạt Lai dùng tên tuổi hay hình thức nào để vào Đài Loan, chúng tôi cực lực phản đối điều này,” Bộ Quan Hệ Đài Loan của Trung cộng nói trong một thông cáo được phát đi bởi Trung Hoa Xã, cơ quan truyền thông của chế độ.

Ông Mã có nguy cơ tạo căng thẳng cho mối quan hệ xuyên eo biển đang ấm áp, một trọng tâm của chính phủ của ông ta. Mặc dù Bắc Kinh chưa từ bỏ mục tiêu đặt Đài Loan dưới ách cai trị của nó, Trung cộng hiện nay là bạn hàng giao dịch thương mại chính của Đài Loan, và trong năm ngoái, hai bên đã bắt đầu những chuyến du lịch, chuyên chở hàng hóa, và thư từ trực tiếp.

Nhưng vị Tổng thống của Đài Loan không thể ngăn cản chuyến viếng thăm bởi vì một phần lớn người dân tại Đài Loan là Phật tử và ông không thể mạo hiểm làm phật lòng họ. Ông Mã đang là trọng điểm của một cơn tức giận mạnh mẽ về những gì mà nhiều người quan niệm là một phản ứng tồi tệ của chính quyền sau khi bão Morakot đã làm 650 người thiệt mạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma theo dự định sẽ đến đây vào ngày thứ Hai trong một chuyến viếng thăm tại miền nam Đài Loan kéo dài 6 ngày.

Bức thư mời Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo thông cáo báo chí, xuất phát từ lãnh đạo của 7 thành phố miền nam thuộc phía đối lập Đảng Dân Chủ Cấp Tiến, chủ trương khuyến khích hoàn toàn độc lập và có nền tảng ủng hộ truyền thống tại miền nam.

Các nhà bình luận cho rằng hành động này là sự thất bại đối với ông Mã và một thắng lợi cho phía đối lập. George Tsai, một bình luận gia chính trị và giáo sư tại trường Đại Học Văn Hóa Trung Hoa tại Đài Bắc, nói trong ngày thứ năm rằng lời mời “hoàn toàn có tính cách chính trị nhắm vào việc làm mất mặt cả ông Mã lẫn Trung cộng”.

“Trong lúc cả ông Mã và Bắc Kinh đang ở trong một tình huống rất khó coi, đảng D.P.P đang ở trong một vị trí bất khả chiến bại”, ông nói.

Ông Mã loan báo tin về chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lúc đang nói chuyện với các phóng viên tại một trường học tại miền nam bị san bằng bởi cơn bão.

Vị Tổng thống đã từ chối chuyến viếng thăm có thể xảy ra bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 11 năm ngoái, nói rằng thời điểm chưa đúng lúc. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm Đài loan trước đó, vào năm 1997 và gần đây nhất vào năm 2001, khi ông Trần Thụy Biển, vị tiền nhiệm của ông Mã, làm Tổng thống.

Các phụ tá của ông Mã cố gắng mô tả chuyến viếng thăm không mang tính cách chính trị. “Dĩ nhiên là Bắc Kinh có một lời giải thích khác, nhưng đối với Đài Loan, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ viếng thăm trong cung cách là một vị lãnh đạo tôn giáo”, David Trần, người đứng đầu Phòng Thông tin và Liên Lạc tại Đài Bắc, nói: “Ngài đến đây để cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn bão”.

Ông Trần không muốn bàn luận khi được hỏi có phải chăng Đài Bắc đã thông báo trước cho Bắc Kinh về quyết định cho phép chuyến viếng thăm, tuy nhiên ông nói, “Chúng tôi không nghĩ nó sẽ là một tác nhân trong những mối quan hệ xuyên eo biển”.

Một bản thông cáo từ một trong những thành phố mà Ngài sẽ đến thăm, Cao Hùng, nói “Đức Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là một vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Ngài còn là một vị lãnh đạo tôn giáo. Ngài cũng tiêu biểu cho tình thương và hòa bình, và đã an ủi hàng tỷ tâm hồn qua nhiều năm. Chúng tôi tin rằng chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ giúp các nạn nhân trở lại sinh hoạt bình thường”.

Bắc Kinh rêu rao quyền thống trị của nó đối với Đài Loan, nơi mà các lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo đến sau khi quân Cộng sản chiến thắng trong cuộc nội chiến vào năm 1949, và đang đe dọa sẽ tấn công bán đảo bằng quân sự nếu cần thiết. Sự bất ổn tại Tây Tạng cũng là một chủ đề nan giải cho Trung cộng, và nhà cầm quyền Trung cộng đã mạnh mẽ chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà chính quyền lưu vong đang được đặt tại Ấn Độ kể từ khi một cuộc nổi dậy bất thành chống ách cai trị của Trung cộng vào năm 1959, nhấn mạnh rằng Ngài chỉ muốn một sự tự trị thật sự cho Tây tạng.

Các chuyến viếng thăm ngoại quốc của Đức Đạt Lai Lạt Ma thường hay bị Trung cộng phản đối. Bắc Kinh rút khỏi một cuộc họp thượng đỉnh với Liên Hiệp Âu Châu cuối năm ngoái khi Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, và các lãnh tụ khác trong Liên Hiệp nói họ dự định gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Michael Wines góp phần tường trình từ Bắc Kinh.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2464 (Hạt Cát dịch)

Tân Tây Lan: Tam tạng Thánh Điển Phật Giáo

được trao tặng cho Đại Học Otago

By John Lewis, University of Otago, Aug 29 2009

Dunedin, New Zealand -- "Trao tặng giáo lý của Đức Phật là một tặng phẩm quý giá mà một Phật tử có thể chu toàn".

Vì lý do đó, các giáo chức tại Đại Học Otago cảm thấy họ được may mắn và thích thú nhận lãnh một phiên bản Tam Tạng Thánh Điển từ Hiệp hội Giáo Dục Hoằng Pháp Tân Tây Lan và Úc Châu thứ 60 hôm thứ Năm.

Giảng sư tôn giáo và thần học Dr Will Sweetman nói Tam Tạng Thánh Điển nguyên thủy được viết bằng chữ Pāli, một môn cổ ngữ Ấn Độ có liên hệ đến chữ Sanskrit, nhưng những phiên bản hiện nay sử dụng ngôn ngữ của ba quốc gia Phật Giáo Theravada quan trọng - Thái Lan, Miến Điện, và Sinhala. Hiệp hội Giáo Dục Hoằng Pháp thứ 60 được thành lập năm 2004 để cổ võ việc nghiên cứu sâu xa vào Phật giáo, và vào năm 1997, Đại Học Otago đã ký kết một hợp đồng với Hiệp hội Hoằng Pháp nhằm khuyến khích nghiên cứu Phật Pháp.

Dr. Sweetman nói theo hợp đồng, Hiệp Hội sẽ bảo trợ cho hai sinh viên tốt nghiệp từ Thái Lan mỗi năm để thực hiện nghiên cứu Phật giáo ở phân khoa Thần Học Và Tôn Giáo.

"Món quà Tam Tạng Thánh Điển đánh dấu một giai đoạn mới trong liên hệ của chúng ta với thỏa hiệp rằng Hiệp Hội cũng sẽ hỗ trợ cho một chuyến thăm viếng thuyết giảng tại Otago trong 3 năm".

Dr Sweetman nói Dr Chaisit Suwan Varangkul đã được tuyển chọn cho vị trí và sẽ giảng dạy kinh điển Phật giáo Theravada và Phật giáo Đại Thừa và ngôn ngữ Sanskrit.

Chín tu sĩ Phật giáo đã xướng tụng một chương trong các bộ kinh trước khi quản thủ thư viện Đại Học Otago Sue Pharo tiếp nhận tặng phẩm từ Chủ tịch và tổng thư Ký Hiệp Hội Giáo Dục Hoằng Pháp Tân Tây Lan và Úc Châu, Phra Palad Sudhammo.