Friday, September 18, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2481 (Hạt Cát dịch)

Chư Tăng Miến Điện dưới con mắt

nhà cầm quyền quân phiệt

By WAI MOE

Tuesday, September 15, 2009

Trong dịp kỷ niệm hai năm chiến dịch biểu tình tháng Chín do chư Tăng dẫn đầu, nhà cầm quyền quân phiệt vẫn để mắt vào số tu sĩ khoảng 400,000 người tại Miến Điện với sự tiếp tục bao vây và tuyên truyền trên các hệ thống truyền thông.

Các lực lượng an ninh đang hiện diện tại các trung tâm khảo thí hàng năm dành cho tu sĩ từ 14 tháng 09 đến 30 tháng 09 tại Đại Học Sangha ở Rangoon.

Có khoảng 60 binh sĩ trú đóng trong khuôn viên đại học, căn cứ theo các tu sĩ tham dự thi cử.

Trong khi đó, những tháng gần đây, các nhà xuất bản tại Rangoon và những thành phố khác đã in ra những câu chuyện cảnh báo dân chúng về sự nguy hiểm của một sự phân chia giữa Phật giáo Theravada và Phật giáo Đại thừa. Hầu hết dân chúng Miến Điện là Phật giáo Theravada.

Các tờ báo lên án những tác giả Phật giáo nổi tiếng như Parugu, Aye Maung, Chit Nge, Ashin Thoma Buddhi và Kyaw Hein, một diễn viên kỳ cựu trở thành tu sĩ, với ý đồ gây ra sự hỗn loạn giữa những Phật tử.

Nhân vật chính của những câu chuyện này là một cựu tù nhân chính trị, sư Ashin Nyana, một tu sĩ từng đưa ra một quan niệm Phật giáo mới khác biệt với Phật Giáo Theravada. Kể từ thập niên 1980, Ashin Nyana trung thành với những gì ông gọi là Phật giáo Paccuppanna Karma (Hiện Nghiệp). Không giống như hầu hết các tu sĩ khác đắp y vàng, ông ta đắp y màu thiên thanh.

Ông bị kết án làm mất uy tín Phật giáo năm 1983 và bị tù giam 3 năm. Rồi ông bị bắt lần nữa năm 1991, lần này ông nhận bản án 10 năm và được phóng thích năm 1998 trong một đợt ân xá.

"Quần chúng nói rằng hiện nay những tờ báo được phát hành bởi Cơ Quan An Ninh Quân Đội (tình báo quân đội) hoặc Nghiệp Đoàn Đoàn Kết và Phát Triển Xã Hội được nhà cầm quyền yểm trợ tạo nên sự chống đối nhau giữa chư Tăng", một phóng viên nói như trên tại Rangoon.

Trên thực tế, Phật giáo thực sự khuyến khích tự do tư tưởng. Bài Kinh Kalama dạy rằng "Đừng tin điều gì dù cho đó là theo truyền thống, hay vì nó được ghi chép trong kinh điển v.v ... mà hãy tự mình xem xét những điều ấy có được bậc trí ca tụng, có phù hợp với đạo đức, thực hành những điều ấy mang lại lợi lạc cho mình và cho người thì mới nên tin nhận.