Tuesday, September 22, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2485 (Pham Dao dịch)

Tăng sĩ Phật giáo dự định

biểu tình ôn hòa trước phiên họp

thượng đỉnh của nhóm 20 quốc gia

Carl Prine. Tribune-Review. Ngày 19 tháng 9, 2009.

Hàng chục tăng sĩ Phật giáo sẽ đến Pittsburg để tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa trong 1 tuần trong thời gian cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 20 quốc gia.

Các tăng sĩ và thường dân Miến Điện và Tây Tạng sẽ biểu tình tại khu phố chính, tại Khu Bắc và tại Oakland để gây nên sự chú ý đến sự thống khổ của người dân sống dưới các chế độ độc tài.

“Chúng tôi sẽ cầu nguyện”, Ashin Nayaka, một tăng sĩ thuộc tổ chức Tăng Sĩ Miến Điện Quốc Tế, nói. “Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho người dân tại Miến Điện. Chúng tôi sẽ ngồi trong tư thế thiền định. Chúng tôi sẽ diển hành một cách ôn hòa, và chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà lãnh đạo giúp chúng tôi thay đổi Miến Điện”.

Tăng sĩ Miến Điện muốn thế giới chú tâm vào một tập đoàn quân phiệt đã đàn áp tăng sĩ một cách dã man trong cuộc “cách mạng cà sa” tại quốc gia Đông Nam Á này vào năm 2007. Những người Tây Tạng muốn gây chú ý đến cho thảm cảnh của những ngôi núi tại Tây Tạng, một quốc gia Phật giáo bị xâm lăng bởi quân đội cộng sản Tàu vào năm 1950 và sau đó đã sát nhập vào Hoa Lục.

Dave Ackerman từ Gibsonia, một người tổ chức tại địa phương, đoán rằng có từ 300 đến 400, và có thể nhiều nữa, Phật tử Tây Tạng sẽ đến Pittsburg. Một cuộc hội luận cuối tuần tại Minneapolis, quê hương của hàng ngàn người Tây Tạng sống lưu vong, sẽ ghi danh thêm nhiều thiện nguyện viên để đi đến Pittsburg, và trang nhà phổ biến Sự Thật Tây Tạng thúc đẩy người dân Tây Tạng trên toàn quốc hãy làm như vậy.

Một khi đến đây, họ sẽ hòa chung với số dân cư Tây Tạng và Miến Điện ít ỏi tại đây và nhiều sinh viên đại học từ các trường tại địa phương sẽ cầu nguyện và biểu tình cùng với họ.

“Vấn đề tại Tây Tạng là giới truyền thông thường không để ý trừ khi nào một ai đó làm cái gì bạo lực. Nhưng người Tây Tạng không muốn bạo lực. Những người Tây Tạng nào đến đây sẽ ôn hòa vì đó là cách sống của họ”, Ackerman nói.

Ackerman nói rằng các tu sĩ Tây Tạng và đệ tử của họ sẽ tạm trú tại các nhà thờ và nhà thường dân.

Margaret Howe, tổng giám đốc chương trình tại trung tâm Phật giáo Vùng Vịnh, Dự án Tường Quan, nói rằng các tăng sĩ Miến Điện sẽ tạm trú tại Thành phố Tỵ nạn, một nơi trú thân của các nhà văn lưu vong tại Khu Bắc và nơi trú ngụ của tác giả Miến Điện Khet Mar. Bà đoán hơn 200 người bất đồng chính kiến Miến Điện lưu vong sẽ cùng ở tại đó.

“Các tăng sĩ Miến Điện ăn một ngày một bữa, và trước giờ ngọ”, bà Howe nói. “Cộng đồng Miến Điện sẽ cung cấp thức ăn cho quý Thầy. Một chức năng quan trọng tại Miến Điện là người dân cúng dường thực phẩm cho các tăng sĩ và các tăng sĩ phục vụ người dân. Đó là một chu kỳ quan trọng của sự lãnh nhận và cúng dường”.

Sau cuộc “đi bộ ôn hòa” vào sáng thứ Năm từ Khu Bắc đến Công viên Point State của các tăng sĩ Miến Điện – các tăng sĩ Tây Tạng bắc đầu từ Oakland sẽ gặp quý Ngài ở đó - vị lãnh đạo tâm linh Miến Điện Thượng Tọa U Kovida sẽ nói chuyện vào lúc 3 giờ chiều tại nhà thờ Emmanuel Episcopal tại Khu Bắc. Vào thứ Sáu, cả 2 nhóm dự định sẽ đi bộ từ Oakland đến trung tâm hội nghị, một phần của một cuộc “Diễu Hành của Người Dân” có quy mô hơn, được bảo trợ bởi Trung tâm Thomas Merton tại Garfield mà ước tính sẽ có hàng ngàn người tham dự.

Các tăng sĩ sẽ đi phía trước bởi vì các nhà tổ chức tin rằng sự hiện diện của các Ngài sẽ làm những người khác an tâm hơn.

“Nhiều người nói, ‘Đi bộ một cách yên lặng hay đứng trước một toà nhà và cầu nguyện thì có ích lợi gì ?’ Nhưng quý vị phải nhớ rằng nhiều người trong số các tăng sĩ này và những người đi theo họ đến đây là những người tuyệt vọng”, Mary-Kate Oreovicz, một người tổ chức của Phong Trào Tây Tạng Quốc Tế từ Bloomington, Indiana nói.

“Nhiều người đi đến Pittsburg đã bị tra tấn và tù đày. Khi họ có mặt tại đây, điều đó đã đem lại một ý nghĩa nào đó. Những người trong các cuộc diễn hành và các nhà lãnh đạo thế giới đều phải tự nhủ ‘Bây giờ chúng ta phải quan tâm đến họ’ ”.

----------------------------------------------------------------------------------

No. 2486 (Dương Tiêu dịch)

Tại sao chúng ta ngồi lê đôi mách ?

Tricycle Review. Ngày 20 tháng 9, 2009.

Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron, trích trong sách “Sự thật về việc ngồi lê đôi mách”.

Ngồi lê đôi mách có nhiều ý nghĩa, từ việc vô thưởng vô phạt chia xẻ với nhau các tin tức về một ai đó đang không có mặt cho đến việc tung tin đồn nhảm không có thật một cách xảo quyệt, đến việc tiếng lớn tiếng nhỏ về đời riêng của ai đó. Câu hỏi đặc ra là: Động cơ của chúng ta là gì khi chúng ta nói về những người khác ? Từ quan niệm Phật giáo, giá trị của lời nói của chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào động cơ phía sau nó.

Khi việc nói về những người khác có động cơ của ác tâm, ganh tị, hay níu kéo, các cuộc nói chuyện trở thành việc ngồi lê đôi mách. Những ý tưởng này có thể dường như thuôc về tiềm thức, nhưng nếu chúng ta để ý cặn kẽ đến tâm của mình chúng ta sẽ có thể bắt quả tang những ý tưởng này. Nhiều ý tưởng này là những ý tưởng mà chính chúng ta cũng không muốn thừa nhận cho mình, huống gì là thừa nhận cho người khác, nhưng kinh nghiệm của tôi thấy rằng khi tôi có đủ bản lĩnh để chú ý và thú nhận nó, tôi đang trên con đường vất bỏ đi ý tưởng này. Cũng vậy, có một điều khôi hài đối với một phương pháp không có lô-gic mà những ý tưởng bất thiện này có ngụ ý đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Học cách cười về những cách suy nghĩ sai trái của chúng ta có thể rất lành mạnh.

Tỳ Kheo Ni Thubten Chordon là học trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma và là sáng lập viên của Nữ Tu viện Sá Vệ tại tiểu bang Washington.