Saturday, September 12, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2474 (Dương Tiêu dịch)

Bộ Phim Tây Tạng “Đất Nước Bị Lãng Quên”

Bắt Đầu Thực Hiện Vào Tháng 11, 2009

Tin từ Dharamsala, Ấn Độ:

Dharamsala, Sep 6, 2009 -- Bộ phim “Đất Nước Bị Lãng Quên”, được sản xuất bởi chính quyền lưu vong Tây Tạng, miêu tả về tình trạng văn hóa và nguồn gốc của Tây Tạng đang dần dần bị thế giới lãng quên, sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 11, theo phát biểu của nhà làm phim Kargyur Rinphoche vào chủ nhật vừa qua.

Đây là một bộ phim có tầm cỡ, với 1 chi phí khá lớn và sẽ được thủ diễn bởi các diễn viên từ Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nepal, cũng theo lời Kargyur trên tạp chí IANS.

Nam tài tử Bollywood Danny Dengzongpa sẽ có mặt trong bộ phim Tây Tạng, mà nhiều cảnh chính được quay diễn tại Dharamsala, thủ phủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, thuộc quận Lahaul và Spiti cũng như tại Hoa Kỳ.

“Phần lớn chuyện phim được quay tại Dharamsala, nơi thế hệ thứ 3 và 4 của dân tộc Tây Tạng lưu vong đang sinh sống”.

Rinpoche, người viết kịch bản, sẽ đạo diễn bộ phim cùng với phu nhân là bà Mandakani.

Cũng theo lời Rinpoche thì kịch bản bộ phim đã được viết trong vòng 12 năm dài, ông ta hy vọng là bộ phim sẽ phản ánh được sự thật đau buồn của dân tộc Tây Tạng – Trong nước và ngoài nước.

Nhà biên tập hình ảnh Ishwar Bidri từng làm việc trên bộ phim “Biên giới” của J.P Dutta sẽ có mặt trong bộ phim.

Vào năm 2005, bộ phim “ Giấc Mơ Lhasa”, 1 bộ phim khá nổi tiếng của đạo diễn Tây Tạng Tenzing Sonam cùng vợ Ritu Sarin, đã tham dự nhiều cuộc trình chiếu liên hoan quốc tế.

Có khoảng 140,000 lưu dân Tây Tạng hiện nay, khoảng 100,000 người hiện sinh sống rãi rác khắp nơi trên Ấn Độ. Hơn 6 triệu người dân Tây Tạng hiện tại đang sống tại Tây Tạng dưới sự cai trị của Trung Cộng.

Nguồn: http://www.newkerala.com/nkfullnews-1-106567.html

----------------------------------------------------------------------------------

No. 2475 (Hạt Cát dịch)

Trung cộng phản đối chuyến viếng thăm

Prague của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

IANS Thursday 10th September, 2009

Một lần nữa Trung cộng lại lên tiếng phản đối chuyến viếng thăm Prague của nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và một nhà hoạt động nhân quyền người Hồi Hột, bà Rebiya Kadeer.

Họ đã đến thủ đô Czech để tham dự một hội nghị dân chủ nhân quyền tại Á Châu.

Chen Jiajun, phát ngôn viên sứ quán Trung cộng, nói những chuyến viếng thăm này đã nhắm vào việc chia cắt đất nước và phá vỡ thống nhất quốc gia".

"Phía Trung cộng cực lực phản đối", Ông ta nói qua điện thoại "Chúng tôi tuyên bố rõ ràng cương vị chúng ta đối với phía Czech".

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Czech phản ứng rằng bà Kadeer đến Cộng Hòa Czech trong một chuyến viếng thăm cá nhân. "Không thể giải thích rằng nó là một sự thay đổi sách lược truyền thống "một Trung quốc", hoặc như là một biểu hiện yểm trợ cho tiềm lực của những khuynh hướng ly khai" Ông bộ trưởng nói trong một thông cáo.

Cả hai sứ quán hoặc bộ ngoại giao đều không lên tiếng về tính chất của lời phê phán từ Trung cộng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Kadeer vào ngày thứ Sáu sẽ phát biểu trong một hội nghị cổ vũ nhân quyền và dân chủ tại Á Châu, một sự kiện được thực hiện bởi cựu tổng thống Czech Vaclav Havel's, người sáng lập Diễn Đàn 2000.

Vẫn còn là một dấu hỏi rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ hội kiến với các viên chức chính phủ Czech vào ngày thứ Sáu hay không, phát ngôn nhân của tổ chức Diễn Đàn 2000, Filip Sebek nói như trên.

Trong một buổi họp báo hôm thứ Năm, nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng 74 tuổi đã thúc đẩy ủng hộ cho các nhà hoạt động tự do và dân chủ tại Trung quốc. "Chúng ta nên ủng hộ họ với sự cổ vũ".

Ngài nói rằng Bà Kadeer, người mà Trung cộng kết án là quấy lên những cuộc nổi dậy đẫm máu ở khu dân cư Ngô Duy Nhĩ thuộc tỉnh Tân Cương hồi tháng 07, là người ôn hòa hơn những nhà hoạt động dân chủ Ngô Duy Nhĩ khác.

'Bà hoàn toàn đồng ý với phương hướng của chúng ta, kể cả bất bạo động", Ngài nói " Tôi thấu hiểu được rằng bà cũng chọn lựa tự trị đúng nghĩa, không phải ly khai".

Trung cộng đã cáo buộc rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, sinh sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959, tìm kiếm giải pháp ly khai cho Tây Tạng, một quyết đoán mà Ngài nhiều lần phủ nhận "Đó là điều thú vị riêng của chúng ta khi duy trì sinh hoạt chung trong một đại gia đình" Ngài nói.
----------------------------------------------------------------------------------

No. 2476 (Như Quang lược dịch)

Ba năm tĩnh lặng

Sa mạc Arizona trú xứ của Phật tử trường hạ. (Los Angeles Times)

Trong lũng sâu sa mạc, nơi mà những con rắn lục lạc ẩn mình trong các bụi cây, Stephane Dreyfus và vài ba chục Phật tử khác chuẩn bị cho cuộc hành trình chuyển hoá tâm: ba năm, ba tháng, ba tuần, và ba ngày tĩnh lặng.

Sẽ không một chữ nào của thế giới bên ngoài lọt được vào trường hạ mà chỉ có sự im lặng tuyệt đối của đá và xương rồng cùng với thời gian gần như vô tận để quán về sự rỗng không của đời sống.

Dreyfus và những pháp lữ của ông hy vọng họ sẽ tìm được sự giác ngộ trong sự tĩnh lặng, món quà mà họ dự định sẽ chia sẻ khi họ trở về từ sự thoát tục. Họ hiểu rằng những người ngoại cuộc có thể nghĩ rằng họ lập dị khi làm một chuyến đi không tưởng nhưng lý lịch của họ lại nói lên một điều khác. Trong số những người này có một phi công, một bác sĩ chuyên khoa, một nhà hóa sinh hồi hưu, và một cựu biên tập viên truyền hình. Họ là những nguời dứt bỏ những buộc ràng của cuộc sống trung lưu để đi theo con đường của Đức Phật được thừa kế bởi những vị Lạt ma Tây Tạng. Đối với nhiều người trong nhóm, điều này có nghĩa là bỏ lại sau lưng nguồn lợi tức đáng kể, con thơ, hoặc phụ mẫu già yếu để độc cư trong những căn lều chật hẹp làm bằng gạch, gỗ hoặc cỏ bện.

Họ giải thích sự im lặng kéo dài là phương pháp duy nhất để đạt được sự tĩnh giác của nội tâm, điều cần thiết đem đến chân hạnh phúc.

“Nếu tôi có thể đạt đến sự vô khổ và làm hưng thịnh tâm trong sáng đưa đến sự giác ngộ, tôi có thể hướng dẫn cho người khác thực hành hoàn hảo hơn và nhanh chóng hơn,” ông Dreyfus, 32 tuổi người đã từ bỏ chức vụ phụ tá biên tập viên cho chương trình The Bachelor, để dạy yoga và chuẩn bị cho cuộc tu tập này cho biết. Vị hôn thê của ông Dreyfus là Jessica Kung, cũng là một giảng viên yoga, sẽ cùng tham dự khóa tu này.

Khi họ bắt đầu khóa tu cuối năm tới ở một góc nam đông của Arizona, họ sẽ là đôi tân uyên ương, cùng chia với nhau căn lều rộng khoảng 500 thước vuông, chỉ trao đổi với nhau bằng dấu hiệu và những cảm xúc qua gương mặt, tránh mọi xúc chạm thân mật. Sự hoan hỷ như thế sẽ giúp tăng trưởng sinh lực cho họ và giúp họ xa lánh được các trọng nghiệp về xúc chạm. Kung, 27 tuổi, nói rằng cô có ước vọng lấy được bằng tiến sĩ về yoga và thiền định. Không có điều gì tốt đẹp hơn để làm cho tuổi trẻ của cô.

Sự thảo luận này đã gây phiền não, hoang mang, và tức giận từ gia đình của nhiều người tham dự trường hạ. Hubert Dreyfus, một giảng sư Triết tại đại học Berkely, California, lo ngại rằng con trai ông, Stephane, lãng phí thời giờ cùng tài năng để sáng tác và làm phim để theo đuỗi một ý tưởng phi lý. Trưởng lão Dreyfus nhận rằng con trai ông an vui hơn bao giờ. Tuy vậy ông vẫn không hiểu tại sao mọi người có thể bỏ người thân của mình để biến vào sa mạc trong vòng 1,190 ngày. Tôi cảm thấy tan nát. Tôi muốn có cháu!

Sự giác ngộ không phải là rẻ. Mỗi tham dự viên cần có khoảng 60 ngàn đến 75 ngàn đô la để xây dựng một túp lều và chi phí cho thực phẩm cùng các vật dụng trong ba năm. Những vị này sẽ tự nấu ăn trong lều của họ được trang bị bếp núc và phòng tắm. Năng nhiệt được sử dụng là ánh sáng mặt trời hoặc khí đốt. Mọi người sẽ sử dụng tù và để báo nguy trong trường hợp khẩn cấp.