Thursday, October 8, 2009

Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 08 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Giác Đẳng
/ ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng Tuần 10: SUY. "Bài IV. SỰ SUY VONG CỦA GIÁO PHÁP", với sự điều hợp của .... Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 10: SUY

"Bài IV. SỰ SUY VONG CỦA GIÁO PHÁP"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VI. SỰ SUY VONG CỦA GIÁO PHÁP:

A. Giáo Pháp suy vi do thái độ của mỗi cá nhân.

10. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, nếu không có một vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là không viên mãn, trong trường hợp như vậy. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và nếu có vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là viên mãn, trong trường hợp như vậy.

11. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và có vị đạo sư là vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, nhưng không có các vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử là những vị sáng suốt, tự điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết diệu pháp, với giáo lý ngoại đạo được khởi lên có thể khéo nhiếp phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết diệu pháp bất tư nghì; như vậy phạm hạnh này không thể viên mãn bởi chi tiết này.

12. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ về những phương diện này, vị đạo sư là vị Thượng tọa, có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử ... nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử ... Có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử ... nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử ... có các Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử ... nhưng nếu không có các vị Trưởng lão Tỷ kheo ni, các vị đệ tử ... nhưng nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử ... nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử ... có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử ... nhưng nếu không có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh ... có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh ... nhưng nếu không có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc ... có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc ... nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh ... có những Nư cư sĩ đệ tử, những vị tại gia mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh ... nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc ... có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc ... phạm hạnh như vậy nếu không được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, nhưng không đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy không được viên mãn về phương diện này.

13. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ với những phương diện này, vị đạo sư là Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa là những bậc Tỷ kheo, những vị đệ tử sáng suốt, tự điều phục ... thuyết pháp diệu dụng, có Trung lạp Tỷ kheo đệ tử, có Hạ lạp Tỷ kheo đệ tử, có Trưởng lão Ni đệ tử, có Trung lạp Ni đệ tử, có Hạ lạp Ni đệ tử, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc, có Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có những vị Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc; phạm hạnh như vậy được thành công, hưng thịnh, phát triển, và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy được viên mãn về phương diện này.

B. Ngụ ngôn Cái Trống Chiêu Tập

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasārahā có một cái trống tên là Anaka.

Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasārahā đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai. Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.

Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

C. Mạt Pháp

During the period from the time of Buddha Gotama to the minimum life span, the Buddha's Dispensation (Buddha-sasana) will disappear. When the Buddha agreed to create the Bhikkhuni Sangha, he told Ven. Ananda that the Sasana would last only half as long because of this. Instead of lasting one thousand years, it would last five hundred years. The commentary on the Abhidhamma text, Dhammasangani, says that when the First Buddhist Council convened by Ven. Maha-Kassapa rehearsed the Pali Canon, this made it possible for the Sasana to endure for five thousand years.[48]

The commentaries on the Vinaya Pitaka[49] and the Anguttara-nikaya[50] say that the eight important rules which the Buddha gave to the Bhikkhuni Sangha will make his Teachings last for five thousand years rather than five hundred. There will be one thousand years for Arahats who attain analytical insight, one thousand years for Arahats without those attainments, one thousand years for Non-returners, one thousand years for Once-returners, and one thousand years for Stream-winners. After these five thousand years of penetration of the true Doctrine (pativedha-sadhamma),[51] the accomplishment in the texts (pariyatti-dhamma) will remain. After the accomplishment in the texts disappears, the signs (linga) will continue for a long time.

In the commentary to the Theragatha[52] the Sasana is said to consist of five periods: (1) the age of deliverance (vimutti-yuga), (2) the age of concentration (samadhi-yuga), (3) the age of morality (sila-yuga), (4) the age of learning [the texts] (suta-yuga), and (5) the age of generosity (dana-yuga). Ven. Dhammapala says, conerning the disappearance of learning, "In a region where there is no purity of morality, accomplishment (in the texts) remains through taking up great learning, through the desire to acquire, etc. But when accomplishment in the summary [i.e., the Patimokkha] is completley ended, it disappears. From that time on, only the mere sign (linga) remains. Then, having accumu- lated riches in various ways, they give away gifts (dana); this, truly, is the last right practice. Then, [the period starting] after the disappearance of learning is the last time (pacchima-kala). Others say that it is from the time of the disappearance of morality." According to the tradition in Burma, the Sasana will last five thousand years. The five periods will occur twice. The first half of the Sasana has just passed, with each of the five periods lasting five hundred years. We are now in the second half, when these periods will be repeated, each lasting for another five hundred years.

In the Anagatavamsa commentary, the Buddha is said to preface the account of the future Buddha Ariya Metteyya by saying his own dispensation will disappear in five stages: (1) the disappearance of analytical insight (patisambhida), (2) the disappearance of the Paths and Fruition States, (3) the disappearance of the practice (patipatti), (4) the disappearance of the texts (pariyatti), and (5) the disappearance of the Sangha.

Other commentaries also speak in terms of five stages of disappearance (antaradhana) of the Sasana:[53] (1) First, there will be the disappearance of attainment (adhigama), which would correspond to the age of deliverance. (2) The second disappearance is of the practice (patipatti), which corresponds to the ages of concentration and morality. (3) The disappearance of accomplishment in the texts (pariyatti) is third and corresponds to the age of learning. (4) The fourth disappearance is of the signs (linga). During this period, the only good action left is making gifts to those who wear a yellow strip of cloth around their necks, so this would correspond to the age of generosity. When this disappearance occurs, five thousand years will have passed.[54] After this period there occurs (5) the disappearance of the relics (dhatu). When the relics no longer receive honour, they will assemble at the seat where the Buddha attained Awakening under the Great Bodhi tree. There, they will make an effigy of the Buddha and perform a marvel similar to the Twin Marvel and will teach the Doctrine. No human being will be present, only Devas from the ten thousand world systems will listen, and many of them will attain release. After that, the relics will be burned up without remainder.[55]

Đức Phật bèn giảng rằng: Này Xá Lợi Phất, sau khi Như Lai nhập diệt rồi thì có 5 điều tiêu hoại là:

1 - ADHIGAMA ANTARADHĀNA: là tiêu hoại đạo quả. Đúng 1 ngàn năm sau khi Như Lai nhập diệt thì không còn có ai đắc đạo quả A-la-hán, luôn cả lục thông và huệ phân tích thuộc nằm lòng Tam tạng nữa.

2 - PARIYATTI ANTARADHĀNA: là tiêu hoại về pháp học, là khi đúng 2 ngàn năm không có ai thuộc nằm lòng Tam tạng và mất lần lần và bắt đầu mất tạng Luận, Kinh rồi mới tới Luật (vì Luật mà mất thì đạo cũng không còn, vì Luật là nền tảng của Phật giáo - VINAYO SĀSANAMULAM). Thật vậy, hiện nay ít có ai chú trọng mà học cho nằm lòng tạng Luận vì khó nhớ và lý luận sâu xa lắm.

3 - PĀTIPATTI ANTARADHĀNA: mất pháp hành, vì khi đúng 3 ngàn năm thì ít ai mến pháp hành, vì thực hành theo là 1 điều khó, mà thật vậy, hiện nay Phật pháp mới qua gần 2498 năm mà rất ít nhà sư ưa mến sự hành đạo giải thoát.

4 - LINGA ANTARADHĀNA: mất tăng tướng, khi đúng 4 ngàn năm thì chư Tăng lúc bấy giờ như người thế, vì hội nhau lại bàn rằng, mặc y xùng xình khó bề làm công việc rồi đồng lòng bỏ y cà-sa, chỉ mặc quần áo như kẻ thế mà lấy một miếng vải vàng (ca-sa) cột vào cổ tay hoặc vắt trên vai, hoặc dắt mép tai cho biết người tu thôi, vì bận việc làm ruộng rẫy bán buôn như người thế tục. Trong lúc ấy có ít người tu đi hóa trai (trì bình khuất thực), chỉ lấy hai cái quảo (thúng nhỏ lớn hơn cái ô) thoa dầu chai, đề lên 2 cái giống, quảy đi khuất thực như người gánh đồ đi bán (Tam tạng, quyển 28 trang 226).

5 - DHĀTU ANTARADHĀNA: là tiêu hoại xá lợi, hiện nay xá lợi rãi rác khắp nơi cho chư Thiên và nhân loại chiêm bái, khi đúng 5 ngàn năm thì tất cả những xá lợi ấy bay về đóng thành khối, hóa thành 1 vị Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng (BUDDHAGAYA) tại Trung Ấn Độ, thuyết pháp độ chúng sanh đắc thành đạo quả vô số kể trong 7 ngày rồi lửa tự nhiên trong kim thân phát cháy tiêu Xá lợi. Kể từ ấy, giáo pháp ngài hoàn toàn tiêu diệt.

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng / ĐĐ Pháp Tân từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố 1 (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

....

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Tín / NS Liễu Pháp thuyết giảng Tuần lễ 10: SUY. "Bài V. NHỮNG HÌNH THỨC SUY THOÁI TỰ NHIÊN ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG KINH", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.