Thursday, October 22, 2009

Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
NS Liễu Pháp / TT Giác Đẳng thuyết giảng Tuần 12: HƯ. "Bài IV. HƯ VÔ: CẢNH GIỚI CỦA TƯ DUY TẾ NHỊ", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 12: HƯ

"Bài IV. HƯ VÔ: CẢNH GIỚI CỦA TƯ DUY TẾ NHỊ"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VI. HƯ VÔ: CẢNH GIỚI CỦA TƯ DUY TẾ NHỊ:

Hư vô không hẳn là vô vị trống rỗng. Trong đạo học có rất nhiều chỗ cho thấy chính quán tưởng về sự hư vô của cuộc sống chính là sức bật của tuệ giác.

A. Ở đời muôn sự của chung

Một người bình thường có thể quán tưởng và thấy được "vật ở đời tay lại qua tay"

Cuộc trầm luân khởi từ vô thủy
Nước mắt nhiều hơn bốn đại dương
Ðã bao đời dâu bể tang thương
Xương trắng trải phủ đầy đại địa
Dù một kiếp trọn vui không dễ
Những phù du hưng phế đổi thay
Tuổi thanh xuân gẫm có bao ngày
Già đau chết hỏi ai tránh khỏi
Kìa bao cuộc thăng trầm danh lợi
Những nhục vinh kết nối liền nhau
Khi qua rồi còn lại niềm đau
Gió đời thổi phàm tâm xao động
Kìa yêu thương buồn vui huyễn mộng
Tình thân nhân bằng hữu phu thê
Thương phải xa ghét phải gần kề
Ai trọn kiếp không điều ngang trái
Kìa sự nghiệp bạc vàng của cải
Ðổ mồ hôi nước mắt dựng xây
Vật ở đời tay lại qua tay
Buông tất cả khi tàn hơi thở
Kìa kiến chấp hữu vô ngã sở
Bao tị hiềm cùng chuyện can qua
Lắm đổi dời trong mỗi sát na
Hạnh phúc đó não phiền cũng đó

KỆ TỈNH THỨC, GHTGNTVN

B. Bốn thiền tâm vô sắc

Trong cảnh giới của thiền định, những đề mục mang tánh "hư vô" thuộc cảnh giới cao vợi.

Khi hành giả tu thiền sắc giới đã thuần thục, nếu vị nầy có đủ túc duyên, có tâm nhàm chán, xã ly sắc pháp với ý nguyện đạt đến bậc thiền vô sắc cao hơn thì vị nầy gom tâm định trên đề mục quang tướng thành tựu do thiền sắc giới.

Khi chăm chú vào đề mục quang tướng ấy, thời một điểm sáng nhỏ như ánh sáng đom đóm sẽ xuất hiện từ đối tượng ấy. Khi ấy hành giả tập trung tư tưởng, muốn ánh sáng ấy lan tràn ra khắp hư không. Hành giả chú tâm như vậy cho đến lúc điểm sáng ấy chiếu diệu hòa đồng, chiếu khắp cả hư không. Hành giả cần nhớ là sự chiếu rọi hư vô vô biên đó chỉ là do sự tưởng tượng mà ra và được gọi là Kasiṇagghatimākāsā (hư không phát xuất từ đề mục hoàn tịnh).

Sau khi đã chứng trú thiền không vô biên, hành giả khởi một suy niệm khác, suy niệm này phủ nhận quan niệm "hư không là vô biên" (có thể nói đây là śuy niệm xét lại" so với suy niệm củ ở bậc thiền trước), hành giả chăm chú suy niệm rằng "Viññāṇaṃ ananto ... Viññāṇaṃ ananto ... Viññāṇaṃ ananto ... = thức là vô biên ... thức là vô biên ..." cho đến khi được hoàn toàn định tâm vào đề mục là hành giả đã chứng trú bậc thiền Thức (tâm) vô biên xứ.

Khi hành giả đã chứng đắc vô hữu xứ, hành giả quán xét lại tâm vô hữu xứ với quan niệm "phải, đúng là không có chi (hành giả nhìn nhận nó), nhưng hành giả ý thức rằng sự nhận thức không có chi tức là cũng có vậy". Do đó, hành giả suy niệm rằng: "Satametaṃ panitametaṃ ... Satametaṃ panitametaṃ ... pháp ấy tế nhị, vi tế lắm (nghĩa là xét lại chẳng phải có tưởng, chẳng phải không có tưởng)".

VI DIỆU PHÁP GIẢNG GIẢI. PHÁP SƯ GIÁC CHÁNH

C. Duyên Khởi và Duyên Hệ

Chính sự trống rỗng của của các hành qua giáo lý duyên sinh và duyên hệ có khả năng phá vỡ ngã chấp.

1) ... Trú Tại Sāvatthi.

2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn ? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

3) Khi được nói vậy, Tôn giả Moliya-Phagguna bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ai ăn thức thực ?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có ai ăn". Nếu Ta nói: "Có kẻ ăn", thời câu hỏi: "Có ai ăn" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, thức thực là cho ai ?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Thức thực là duyên cho sự sanh thành, cho sự tái sanh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt".

4) -- Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc ?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ cảm xúc". Nếu Ta nói: "Có kẻ cảm xúc", thời câu hỏi: "Ai cảm xúc" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi ?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi".

5) -- Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ ?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có người cảm thọ". Nếu ta có nói: "Có người cảm thọ", thời câu hỏi: "Ai cảm thọ ?" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi ?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi".

6) -- Bạch Thế Tôn, ai khát ái ?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ khát ái". Nếu Ta nói: "Có kẻ khát ái", thời câu hỏi: "Ai khát ái" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên ái, thủ sanh khởi".

7) --Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ ?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ chấp thủ". Nếu Ta nói: "Có kẻ chấp thủ", thời câu hỏi: "Ai chấp thủ" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên ái, thủ sanh khởi. Do duyên thủ, hữu sanh khởi". Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

8) Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xứ nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

TĂNG CHI. HT THÍCH MINH CHÂU dịch.

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp / TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố 1 (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

....

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng Tuần lễ 12: HƯ. "Bài V. TÁNH KHÔNG VÀ Ý NIỆM HƯ VÔ", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.