Thursday, October 1, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2494 (Phạm Dao dịch)

Kinh nghiệm làm tăng sĩ

giúp giáo sư trong việc giảng dạy

Anandi Malik. Báo Người Pennsylvania Thường Nhật. Ngày 29 tháng 9, 2009.

Những gì làm Justin McDaniel khác biệt với những giáo sư khác tại trường Đại Học Penn không phải là cái bằng tiến sĩ về tiếng Sanskrit và Nghiên Cứu Ấn Độ hay kinh nghiệm phong phú của ông qua thời gian sinh sống tại những quốc gia ông ta đang giảng dạy về chúng. Tuy nhiên, có thể sự khác biệt đó là kinh nghiệm làm tăng sĩ tại Thái Lan của ông ta.

Vị trưởng khoa mới được thuê của khoa cử nhân về Nghiên cứu tôn giáo đến với đại học Penn từ trường Đại Học Tiểu Bang California tại Riverside. Một người tự xưng là “khảo cổ gia sách vở”, ông ta là người có thẩm quyền về tôn giáo Nam Á và lịch sử, với một nhấn mạnh về Phật giáo.

Sau khi học xong chương trình cử nhân tại trường Sư Phạm Boston, McDaniel làm việc tại Boston, dạy học cho người tỵ nạn Cam bốt trước khi qua Thái lan làm việc thiện nguyện. Vào giai đoạn này trong đời mình, McDaniel nói, ông không thật sự thích thú gì cả về tôn giáo. Thật ra, ông giải thích rằng ông “cảm thấy xấu hổ vì không có một dự định nào cả” và đến Thái Lan để “coi thử ra sao”.

Trong 3 năm sau đó, ông ta đã đến Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Nepal, Trung cộng, Tân Gia Ba, Nga, Nhật Bản và Cam Bốt để hoặc làm nghiên cứu hay du lịch. Trong thời gian này, ông ta đã xuất gia làm tăng sĩ trong vài tháng tại Thái Lan, một việc làm thông thường đối với đàn ông Thái, ông ta đã giải thích. Trong những tháng này, những bộ y và bình bát là những sở hữu vật duy nhất của ông ta.

Tu viện của ông ta năm trên một bán đảo ở giữa một dòng sông tại vùng nông thôn Thái Lan, McDaniel giải thích. Việc tu hành rất truyền thống, ông ta đã ghi nhận, và chỉ cho phép tăng sĩ ăn một ngày một bửa. Cùng với các bạn đồng tu, McDaniel phải chèo xuồng lên bờ và đi khất thực để xin đồ ăn. Thời khoá biểu hằng ngày của ông cũng bao gồm việc tụng kinh, lau chùi, nhuộm y màu cho mình và thiền tập.

“Cuộc sống trong tu viện vừa dễ nhất vừa khó nhất,” McDaniel nói. “Các vấn đề liên quan đến cá tính trở nên càng ngày càng ít quan trọng hơn, bởi vì trong một cảm giác nào đó, tôi đã đánh mất cá tính của mình”, ông tiếp tục, giải thích rằng các tăng sĩ không được cho phép giữ tên cha mẹ đặt cho của họ.

Nhưng ông nói thêm rằng cho dù đơn độc, ông ta đã thu góp được rất nhiều từ kinh nghiệm đó. Đặc biệt, nó đã khiến cho ông ta muốn nghiên cứu cuộc sống của các tăng sĩ, và đã dạy ông ta những bài học về giảng dạy.

Quan trọng nhất, nó đã dạy ông ta làm thế nào để liên đới với từng sinh viên như một cá nhân, ông nói. “Mỗi người sẽ thông dịch những gì tôi dạy bằng phương pháp riêng của anh ta hay cô ta. Tôi phải gặp gỡ họ tại nơi họ đang có mặt”.

Ông ta đã nói thêm rằng kinh nghiệm của ông, cũng như sự ảnh hưởng từ cha của ông, đã gắn chặc trong ông một khát khao để trao bày đến cho sinh viên của ông một khái niệm gấp rút, để “cho họ biết rằng những gì bạn đang dạy họ là quan trọng, rằng họ có một cơ hội hiếm có trong đời khi họ được chỉ dạy phải đọc sách và học hỏi, và rằng họ sẽ không có nhiều cơ hội như vậy nữa đâu”.

Các sinh viên của McDaniel đồng ý rằng những kinh nghiệm cá nhân của ông ta giúp thêm cho việc giảng dạy của ông.

“Tôi nghĩ như là ông ta có một thẩm quyền đặc biệt để nói về nhiều truyền thống do kinh nghiệm rộng rãi khi đi đến và thăm viến tất cả mọi nơi và văn hoá khác nhau”, sinh viên năm thứ 2 có tên là Jennifer Werkmeister đã nói.

Ayesha Samant, một sinh viên năm thứ 3 tại trường Wharton, đồng ý. “Ông ta kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về những người ông đã gặp … ông ta mang cuộc đời của chính mình vào trong lớp học”.

Xét về kinh nghiệm của mình, McDaniel nói ông “là một học trò của Phật giáo. một người tình cờ được trả lương để dạy về tôn giáo này”.