Tuesday, November 24, 2009

Bài Đọc ngày Thứ Ba của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 09:30 sáng, NY 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:00 tối đến 1:30 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Tuệ Quyền / TT Tuệ Siêu thuyết giảng Tuần lễ 17: PHẬT (BUDDHA). "Bài II. ĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG SANH, với sự điều hợp của Chư Tăng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 17: PHẬT (BUDDHA)

"Bài II. ĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG SANH"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



II. ĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG SANH:


A. Tự thân giác ngộ

Con Đường "Trung Đạo"

Sau sáu năm tự bản thân kinh nghiệm, Đạo Sĩ Gotama đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích, mặc dầu các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia đã từ bỏ lối sống lợi dưỡng, chỉ làm chậm trễ tiến bộ khoa học, và chọn con đường "Trung Đạo" mà sau sẽ trở thành một trong những đặc điểm của Giáo Lý Ngài.

Hồi tưởng lại khi còn thơ ấu, vào một buổi lễ Hạ Điền kia, trong lúc vua cha và mọi người đang chăm chú cử hành các cuộc vui, thì Ngài đã ngồi thế nào dưới tàng bóng mát mẻ của một cây trâm, tham thiền, nhập định và đắc Sơ Thiền.

Đó mới thật là con đường dẫn đến Giác Ngộ.

Ngài nhận định rằng vơí tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khỏe thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, nên quyết định không nhịn đói nữa mà dùng những vật thực thô sơ.

Năm vị tu sĩ thân tín bấy giờ lâu nay theo hầu cận với bao nhiêu hy vọng, nay thấy Ngài đột ngột thay đổi phương pháp tu tập như vậy thì lấy làm thối chí, bỏ đi Isipatana (Vườn Lộc Giả) và nói rằng:

"Đạo Sĩ Cồ Đàm đã trở lại ưa thích xa hoa, đã ngừng cố gắng, và đã quay về đời sống lợi dưỡng."
Trong lúc quyết định quan trọng như vậy, sự hỗ trợ bên ngoài thật vô cùng khẩn thiết. Chính ngay lúc ấy, những người bạn đồng tu lại bỏ ra đi. Nhưng Ngài không ngã lòng. Một mình, trong cảnh cô đơn, giữa chốn rừng sâu, các bậc vĩ nhân thường chứng ngộ những chân lý cao sâu thâm diệu và giải quyết được những vấn đề phức tạp, khó khăn.

Bình Minh Của Chân Lý

Sau khi độ một vài vật thực thô sơ, Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) phục hồi sức khỏe và dễ dàng nhập Sơ Thiền (Jhana), tầng thiền mà Ngài đã thành tựu trong buổi thiếu thời [10]. Rồi từ đó dần dần Ngài nhập Nhị Thiền rồi Tam và Tứ Thiền. Khi nhập thiền, tâm Ngài an trụ hoàn toàn vững chắc vào một điểm, lắng dịu trong sáng như mặt gương lau chùi bóng láng, và mọi sự vật đều có thể phản chiếu một cách vô cùng trung thực. Rồi tư tưởng trở nên lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không còn ô nhiễm, dễ uốn nắn, giác tỉnh, vững chắc và không thể lay chuyển, Ngài hướng tâm về tuệ giác có liên quan đến trạng thái "Hồi Nhớ Những Kiếp Quá Khứ" (Pubbe-nivasanussati Nana, Túc Mạng Minh, tuệ hồi nhớ tiền kiếp).

Ngài nhớ lại nhiều kiếp sống qúa khứ như thế này: Đầu tiên một kiếp, hai kiếp, rồi ba kiếp, rồi bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn, rồi sự phân tán của nhiều chu kỳ thế gian, rồi sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian, rồi cả hai, sự phân tán và sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian. Ở đây Ngài tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào, và chết cách nào. Từ cảnh ấy ra đi, Ngài tái sanh vào cảnh nào, có tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cữ điều gì, vui thích và đau khổ thế nào và chết cách nào. Rồi từ đó ra đi, tái sanh vào cảnh này.

Như thế ấy Ngài hồi nhớ cách thức tái sanh và nhiều chi tiết về những kiếp sống quá khứ.

Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Đầu Tiên mà Ngài chứng ngộ vào lúc canh một, đêm Thành Đạo.

Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến qúa khứ, Ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ "Tri Giác hiện tượng Diệt và Sanh của Chúng Sanh" (Cutupapata Nana, Thiên Nhãn Minh).

Với tuệ nhãn tinh khiết và siêu phàm, Ngài nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp này tái sanh vào một kiếp sống khác.

Ngài chứng kiến cảnh tượng kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người đau khổ, tất cả đều trải qua hiện tượng diệt và sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người.

Ngài biết rằng người này, do hành động, lời nói và tư tưởng bất thiện, nguyền rủa bậc Thiện Trí Cao Thượng, tin tưởng không chân chánh và có nếp sống của người tà kiến, sau khi thể xác phân tán và lìa đời, đã tái sanh vào những trạng thái bất hạnh.

Ngài biết rằng những người kia, do hành động, lời nói và tư tưởng tốt đẹp, biết tôn trọng bậc Thiện Trí Cao Thượng, có đức tin chân chánh và có nếp sống của người có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, đã tái sanh vào những cảnh Trời an vui hạnh phúc.

Như vậy, với Thiên Nhãn Minh, Ngài mục kích tình trạng phân tán và cấu hợp trở lại của chúng sanh.

Đây, hẳn vậy, là Tuệ Giác Thứ Nhì mà Ngài chứng ngộ trong canh giữa, đêm Thành Đạo.

Đã phá tan lớp vô minh có liên quan đến tương lai, Ngài hướng tâm thanh tịnh về "Tuệ Hiểu Biết sự Chấm Dứt các pháp Trầm Luân" (Asavakkhaya Nana, Lậu Tận Minh) [11]. Đúng với thực tại, Ngài nhận thức: "Đây là Phiền Não", "Đây là sự Chấm Dứt Phiền Não". "Đây là Con Đường dẫn chấm dứt Phiền Não".

Cùng một thế ấy, đúng với thực tại Ngài nhận định: "Đây là Ô Nhiễm". " Đây là sự Chấm Dứt Ô Nhiễm". "Đây là con đường dẫn đến Chấm Dứt Ô Nhiễm".

Nhận thức như thế, tâm Ngài giải thoát ra khỏi dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), hữu lậu (ô nhiễm của sự luyến ái đời sống) và vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh).

Được giải thoát, Ngài biết rằng: "Ta đã được giải thoát" [12] và Ngài nhận thức: "Tái sanh đã chấm dứt, đời sống Phạm Hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc cần phải làm, không còn trở lại trạng thái này nữa." [13]

Đây là Tuệ Giác Thứ Ba mà Ngài chứng ngộ trong canh ba, đêm Thành Đạo.

Màn vô minh đã được giải tỏa và trí tuệ phát sanh. Đêm tối đã tan và ánh sáng đến.

B. Tuyên thuyết Giáo Pháp

Ngài đi từ gốc cây Rajayatana đến gốc cây Ajapala. Lúc ngồi trầm tư, những tư tưởng sau đây phát sanh:

"Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm sâu huyền diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ còn bậc thiện trí mới thấu hiểu. Chúng sanh còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần. Lý nhân quả tương quan "Tùy Thuộc Phát Sanh", là một đề mục rất khó lãnh hội, và Niết Bàn -- trạng thái chấm dứt mọi hiện tượng phát sanh có điều kiện, từ bỏ mọi khát vọng, tiêu diệt mọi tham ái, không luyến ái và chấm dứt -- cũng là một vấn đề không phải dễ lãnh hội. Nếu Như Lai truyền dạy Giáo Pháp ấy, kẻ khác ắt không thể hiểu được. Thật là phí công vô ích, thật là phí công vô ích."

Rồi những câu kỳ diệu sau đây, chưa từng được nghe trước kia, phát sanh đến Đức Phật:

"Như Lai đã khó khăn lắm mới chứng ngộ được "Giáo Pháp". Không cần phải phổ biến "Giáo Pháp" ngay lúc này. Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được Giáo Pháp, vì lòng tham ái bao phủ như đám mây mờ đen nghịt, vì Giáo Pháp đi ngược dòng với tham ái. Giáo Pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị".

Nghĩ như vậy, Đức Phật chưa quyết định truyền bá Giáo Pháp. Lúc ấy vị Phạm Thiên Sahampati sợ Ngài không truyền bá Giáo Pháp và vì không được nghe Pháp thế gian phải diệt vong, nên đến cung thỉnh Đức Phật như sau:

"Bạch hóa Đức Thế Tôn, cầu xin Đức Thế Tôn truyền dạy Giáo Pháp! Cầu xin Đấng Trọn Lành truyền bá Giáo Pháp! Có những chúng sanh bị ít nhiều cát bụi vướng trong mắt, nếu không nghe được Giáo Pháp sẽ phải trầm luân sa đọa. Nhưng cũng có người sẽ chứng ngộ chân lý".

Sau đó vị Phạm Thiên lưu ý Đức Phật:

"Thuở xưa tại Magadha (Ma Kiệt Đà) có phát nguyên một Giáo Pháp không tinh thuần, do người trần tục suy tìm ra. Cầu xin Đức Thế Tôn hoan hỷ rộng mở cửa Vô Sanh Bất Diệt.

"Xin Đức Thế Tôn cho phép mọi người được nghe Giáo Pháp mà bậc Vô Nhiễm, đấng Tuyệt Đối Thanh Tịnh đã chứng ngộ. Cũng như người đứng trên ngọn núi đá cao nhìn xuống, thấy rõ ràng từng người ở vòng quanh phía dưới, bậc Toàn Giác, bậc Thiện Trí, đứng trên đỉnh tối cao của lâu đài Pháp Bảo huy hoàng! Kính xin đấng Toàn Tri hãy nhìn xuống chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ và triền miên lăn trôi trong vòng sanh tử luân hồi!

"Xin cung thỉnh Ngài là bậc Anh Hùng, là người Chiến Thắng, là Đấng Vô Thiện Điều Ngự Trượng Phu, Người đã Tháo Gỡ mọi trói buộc. Xin Ngài hoan hỷ đứng lên và châu du khắp thế gian! Xin Đức Thế Tôn truyền bá Giáo Pháp! Sẽ có người lãnh hội được!"

Đức Phật trả lời:

"Này hỡi Phạm Thiên, Như Lai thầm nghĩ: Người còn vấn vương trong tham ái và sân hận không dễ gì lãnh hội được Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được Giáo Pháp bởi Giáo Pháp đi ngược dòng với tham ái. Giáo Pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị. Vì suy gẫm như thế Như Lai chưa quyết định truyền bá Giáo Pháp".

Vị Phạm Thiên cung thỉnh Đức Phật lần thứ nhì. Đức Phật trả lời như trước.

Khi vị Phạm Thiên cung thỉnh lần thứ ba, Đức Thế Tôn dùng thiên nhãn quan sát thế gian.

Ngài nhận thấy rằng chúng sanh kẻ ít người nhiều đều có bụi trong mắt, người thông minh sáng suốt, kẻ ngu muội tối tăm, bẩm tánh của người này tốt, người kia xấu, có chúng sanh dễ dạy cũng có chúng sanh khó dạy, và một số ít khác, với lòng biết lo sợ, nhận thấy mối hiểm họa của một kiếp sống tương lai.

Cũng như trong đầm sen. Sen xanh, đỏ, trắng lẫn lộn. Có những cây mọc từ trong nước, trưởng thành trong nước, sống trong lòng nước, và sởn sơ tươi tắn trong nước. Có những cây sanh trong nước, trưởng thành trong nước, và ló dạng trên mặt nước. Có những cây khác sanh trong nước, trưởng thành trong nước và vượt lên khỏi mặt nước, không vướng chút bùn nhơ.

Đức Phật tuyên bố:

"Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã rộng mở cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng. Vì biết có sự mệt mỏi dã dượi trong thế gian nên trước kia Như Lai phân vân, chưa quyết định truyền dạy Giáo Pháp vinh quang và hoàn hảo".

Phạm Thiên Sahampati lấy làm hoan hỷ, vui mừng rằng đã được cơ hội thỉnh cầu Đức Thế Tôn hoằng dương Giáo Pháp, tôn kính đảnh lễ Ngài, rồi đi một vòng quanh từ trái sang phải, chỗ Đức Phật ngồi, rồi bái từ lui gót.

Cả ba đoạn trên đều được trích từ ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP, NARADA, PHẠM KIM KHÁNH dịch.

C. Tính cách hy hữu và sự vĩ đại

5. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.

Trích Phẩm Một Người - Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Chúng con kính cung thỉnh ÐÐ Tuệ Quyền / TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (... biên soạn): ... ?

....

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ... / Chư Tăng thuyết giảng Tuần 17: PHẬT (BUDDHA). "Bài III. ...", chúng con kính thỉnh Chư Tăng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.