Monday, November 2, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2524 (Pham Dao dịch)

Ấn Độ dạy cho thế giới cách

giữ vững lập trường đối với Trung cộng

Trong lúc Barack Obama chuẩn bị cho chuyến du hành của ông ta đến Bắc Kinh trong tháng tới, nếu ông ta khôn ngoan thì phải để mắt đến Tân Đề li, nơi mà thủ tướng Mammohan Singh đang dạy cho toàn thế giới cách đương đầu với Bắc kinh khi Bắc kinh biểu lộ bản tính ngang ngược.

Vấn đề là chuyến viếng thăm đã được dự tính trước của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tháng tới để thăm hỏi tín đồ Phật giáo Tây tạng tại Arunachal Pradesh, một tỉnh lỵ được Ấn độ cai quản nhưng bị Trung cộng xác định chủ quyền kể từ cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962. Phát ngôn nhân Trung cộng Ma Zhaoxu đã nói trong tuần trước rằn chuyến viếng thăm “càng bộc lộ bản tính chống Tàu và phân ly của phe Đạt Lai”.

Nhưng Ấn độ vẫn giữ vững lập trường. Trong cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần, thủ tướng Mammohan Singh nói ông “đã giải thích cho thủ tướng Ôn (Gia Bảo) rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách quý của chúng tôi; Ngài là một lãnh tụ tôn giáo”. Vị thủ tướng tiếp tục ra dấu hiệu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được tự do đi lại bất cứ nơi nào mà Ngài muốn, miễn sao Ngài không dính líu vào các hoạt động chính trị.

Lập trường của ông Singh khác hằn với quyết định của ông Obama không gặp mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma trong đầu tháng này. Sự đầu hàng của ông Obama đã phá vỡ những tiền lệ của Tổng thống và đã tiếp tay cho Bắc kinh để đẩy mạnh những luận điệu chống phá Đức Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt tại - bạn có thể đoán được - Ấn độ, quốc qua đang cưu mang chính quyền lưu vong Tây tạng trong hơn 50 năm.

Ông Singh sẽ sớm gặp nhiều thử thách hơn từ Trung cộng, do những xung đột khác với người láng giềng bắc phương của ông ta. Trung cộng và Ấn độ vẫn còn tranh chấp về biên giới dài 2,200 dặm, và theo lời bộ quốc phòng Ấn độ, những vụ xâm nhập vào lãnh thổ Ấn độ của Trung cộng ngày càng gia tăng. Hai quốc gia cũng đụng độ tại vùng Kashmir, nơi Trung cộng ủng hộ những dự án xây dựng trong phần lãnh thổ đã được Ấn độ xác định chủ quyền, và tại Nepal, nơi ảnh hưởng Trung cộng đang gia tăng kể từ ngày thay đổi chế độ tại nơi đây trong năm ngoái.

Những sự chướng tai gai mắt đó quá xứng đáng là những lý do để ông Singh không chịu nhượng bộ về những lập trường mà Ấn độ có - những lập trường về dân chủ và tự do rất giống như những lập trường mà Hoa Kỳ có. Sự bất nhượng bộ của Ấn độ cũng là một bài học cho ông Obama.