Wednesday, November 11, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2533 (Hạt Cát dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm vùng biên giới

Ấn Độ khiến Trung cộng bất bình

Aileen McCabe, Asia Correspondent, Canwest News Service Published: Tuesday, November 10, 2009

SHANGHAI -- Trung cộng hôm thứ Ba đã mắng như tát vào mặt quyết định của Ấn Độ về việc cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm vùng tranh chấp biên giới Arunachal Pradesh phía bên Tây Tạng.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Tần Cương nói với các phóng viên rằng: "Phía bên Ấn Độ đã cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm vùng tranh chấp phía đông của biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất chấp sự quan tâm của Trung cộng và Trung cộng đã cực kỳ bất bình với chuyện này.

Ông Tần Cương lên án sự có mặt của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong vùng cho thấy rõ ràng "tính chất ly khai" của người đàn ông 74 tuổi này.

"Nỗ lực tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung cộng của ông ta sẽ không thành công", Ông Tần Cương nói. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng hết phân nửa thời gian trong tuần lễ dài thuyết giảng và nguyện cầu cho Tawang, thành phố nơi tọa lạc một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Phật Giáo, nhưng thành phố cũng là trung tâm của vùng tranh chấp biên giới đã tô bồi cho liên hệ của Ấn Độ và Hồi Tạng hơn nửa thế kỷ qua.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tỵ nạn tại ngôi chùa 300 năm tuổi Tawang này khi Ngài chạy khỏi Tây Tạng 50 năm trước và đã trở lại thăm viếng vài lần trong những năm qua. Ngài được những người dân sinh sống quanh vùng thị trấn hẻo lánh biên giới này tuyệt đối tôn sùng. Ví dụ như hôm thứ Hai, hàng chục ngàn người đã đến nghe Ngài thuyết giảng.

Trung cộng xác nhận Tawang thuộc về lãnh thổ Tây Tạng, có nghĩa là thuộc về Trung cộng, và Đức Đạt Lai, người hàng ngày bị lên án kêu gọi cổ võ độc lập cho Tây Tạng, viếng thăm vùng này là điều vô cùng nhức nhối.

Trung cộng đã phản đối hầu như tất cả mọi người ngoại quốc viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng giống như chuyến viếng thăm Đài Loan mùa hè năm ngoái của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trung cộng cuối cùng đã "trừng phạt" thị trấn Đài Loan đã dám tiếp đón Ngài hồi tháng 08 vừa qua bằng cách ngăn chận du khách từ Hoa Lục đến Đài Loan và tạo ra một lổ hổng kinh tế địa phương đáng kể.

Mặc dù Ngài bị Trung cộng cáo buộc là "ly khai", Đức Đạt Lai Lạt Ma phủ nhận lời cáo buộc và trong tuần lễ này khi đến thị trấn miền núi này Ngài đã nói rằng: "Chuyến thăm viếng của tôi đến Tawang là phi chính trị và chỉ nhằm mục đích cổ võ tình anh em toàn cầu và không gì khác hơn".

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2534 (Pham Dao dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những Phật Tử

của Thế Kỷ 21 Hãy Đem Lại Thay Đổi

Sukhendu Bhattacharya. Outlook India. Ngày 9 tháng 11, 2009.

Trong lời kêu gọi tín đồ phải làm “những Phật tử của thế kỷ 21”, vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày hôm nay đã kêu gọi cộng đồng phải nỗ lực để dẹp bỏ những điều xấu xa như mê tín dị đoan và mang lại “sự thay đổi tích cực” trong xã hội.

Nói chuyện với một số đông người tại buổi hội ngộ tôn giáo tại Trường Trung Tiểu Học Tawang, vị tăng sĩ 74 tuổi cũng đã nhắc đi nhắc lại nhu cầu cho hòa bình và lòng từ bi trong thế giới ngày nay.

Đặc biệt nhắc đến việc thực hành tôn giáo của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói “Chúng ta hãy là những Phật tử của thế kỷ 21, hành động như những cánh én của sự thay đổi tích cực”.

Ngài cũng nói về những đức hạnh của Phật giáo và nói rằng có một nhu cầu để tự xét tâm mình để những thay đổi có thể xảy ra trên mức độ cá nhân và cộng đồng.

Mặc bộ tăng phục màu đỏ với một tấm y hậu màu vàng, người đứng đầu môn phái Gelug của Phật giáo Tây tạng nhấn mạnh về chánh nghiệp và chánh tư duy. “Hành động không nên để lợi lạc một mình hành nhân mà còn phải nên lợi lạc những người khác nữa, kể cả mọi sinh vật”, Ngài nói.

Ngài nhấn mạnh về nhu cầu phải vạch trần những đặc tính gây tai hại cho Phật giáo. “Những điều xấu xa như mê tín dị đoan phải bị loại bỏ bằng cách thận trọng tự xét lại bản thân mình”, Ngài nói.

Buổi thuyết trình tôn giáo của nhà thắng giải Nobel hòa bình được thông dịch từ tiếng Tây tạng qua Ấn độ và được truyền hình đến cho người dân đến từ nhiều vùng khác nhau tại Arunachal Pradesh, Butan và những nơi khác.

Phần chính của buổi lễ tôn giáo là mục phân phát những cây con, chủ yếu là những cây thông sẽ được trồng khắp Tawang.

Trước đó trong ngày, trong buổi lễ khánh thành bệnh viên khu vực Kahndo-Dowa Songma Tawang, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thúc dục nhân viên làm việc với lòng nhiệt tình và Ngài đã ban phước cho tất cả những người hiện diện.

Tổng trưởng của Arunachal Pradesh Dorjee Khandu và các chư cao tăng của tu viện Tawang đã có mặt tại buổi lễ.

Người dân tại Tawang đang trong một trạng thái vui mừng lễ hội với các cửa tiệm đóng cửa và chủ nhân của chúng ùa nhau đi xem dung nhan của vị lãnh tụ tâm linh mà họ coi như là một vị “Phật sống”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến đây ngày hôm qua trong một chuyến viếng thăm 4 ngày, đã bác bỏ sự phản đối củaTrung cộng về chuyến viếng thăm của Ngài đến Arunachal Pradesh và Ngài đã bày tỏ sự ngạc nhiên về việc Trung cộng xác định chủ quyền đối với Tawang, một địa danh Phật giáo tôn kính.

Vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng đang trong một chuyến viếng thăm tiểu bang miền đông bắc xa xôi sau một khoảng cách 6 năm. Chuyến viếng thăm này cũng đánh dấu 50 năm cuộc vượt thoát của Ngài khỏi Tây tạng sau một cuộc khởi nghĩa bất thành chống lại ách cai trị của Trung cộng tại đó.