Tuesday, November 24, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2546 (Pham Dao dịch)

Người Tây Tạng Sửa Soạn Cảm Ơn Ấn Độ và

Cất Cao Bài Hát Tự Do

Deccan Herald. Ngày 19 tháng 11, 2009.

Phật giáo, y học Tây Tạng, múa “chaam”, chư tăng tụng kinh. Đó sẽ là một cửa ngõ đi vào nếp sống của người Tây Tạng tại một lễ hội tại đây để cảm ơn Ấn Độ đã cho những người tỵ nạn một tổ ấm từ “Nóc nhà của thế giới” trong 5 thập niên lâu dài.

Lễ hội kéo dài 3 ngày tại Bangalore bắt đầu vào ngày 22 tháng 11. Vấn đề Tây Tạng cũng sẽ được nêu ra, với Kamataka là nơi sinh sống của đông dân Tây Tạng nhất tại quốc gia này.

“Lễ hội này sẽ là để cảm ơn Ấn Độ, quốc gia và người dân tại đây đã cho người tỵ nạn Tây Tạng một nơi trú ngụ trong 5 thập niên lâu dài”, Kunga Dorjee, một viên chức của Chính phủ Trung Ương Tây Tạng (Miền Nam), Bangalore, đã nói với IANS.

“Chúng tôi tổ chức một lễ hội nơi đó chúng tôi sẽ chưng bày truyền thống và văn hóa của người Tây tạng và nêu ra những những vấn đề đang làm gánh nặng cho người Tây tạng, chủ yếu là sự tự do của Tây Tạng thoát khỏi ách đô hộ của Trung cộng”.

Chương trình lễ hội có tên “Đánh dấu 50 năm sống lưu vong, kinh nghiệm Tây Tạng … Ngày Tri Ân Ấn Độ” được tổ chức bởi bộ thông tin và quan hệ quốc tế, chính quyền Trung ương Tây Tạng (lưu vong), Dharamsala, kết hợp với văn phòng đại diện và 5 cộng đồng Tây Tạng tại Karnataka, tại Karnataka Chitrakala Parishath thuộc nơi đây.

Thấm thoát đã 5 thập niên kể từ ngày hàng ngàn người tỵ nạn Tây Tạng an cư tại Ấn Độ sau cuộc khởi nghĩa bất thành chống lại ách cai trị của Trung cộng tại Tây Tạng vào năm 1959. Trong số 120 ngàn người tỵ nạn Tây tạng tại Ấn Độ, 44 ngàn người sống tại 5 khu định cư tại tiểu bang - 1 khu tại Chamrajnagar, 2 khu tại Bylakuppe, 1 khu tại Hunsur và 1 khu tại Mundgod thuộc quận hạt Uttara Kannada.

“Qua những buổi chiếu phim ra mắt, những buổi chiếu phim tài liệu, những cuộc thảo luận, những buổi thuyết giảng và những buổi trình diễn văn hóa, lễ hội sẽ nỗ lực nhìn sâu vào những vấn đề đang đương đầu với người dân Tây Tạng, vừa trên mặt xã hội và chính trị”, Dorjee nói.

Chư tăng tụng niệm và múa chaam cũng sẽ là một phần của lễ hội. Những chương trình khác bao gồm những bài thuyết trình về chính quyền, sự thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với cao nguyên Tây Tạng, Phật giáo và y học Tây Tạng.

Một số lớn người Tây Tạng từ nhiều vùng khác nhau tại Ấn Độ cũng sẽ tham dự lễ hội.

“Ba thế hệ người Tây Tạng đang bị ép buộc phải sống xa quê cha đất tổ Tây Tạng của họ, và Trung cộng đang cưỡng chiếm quê hương của chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn chống lại ách đô hộ của Trung cộng tại Tây Tạng và chúng tôi muốn tự do để người Tây Tạng từ khắp thế giới, kể cả Ấn Độ, có thể hồi hương,” Jetsun Pema, một người Tây Tạng cư ngụ tại Bangalore, nói với IANS.

“Chúng tôi sống tỵ nạn đã quá lâu rồi, chúng tôi bị ép buộc phải sống xa cách quê mẹ của mình. Những người trẻ Tây Tạng hãnh diện được sinh ra và trưởng thành tại Ấn Độ, nhưng mục đích của chúng tôi là giải phóng Tây Tạng và quay về sống lại trên quê hương của chúng tôi trong một ngày gần đây,” Tsering Bangalore nói.

“Chúng tôi có đặc tính riêng của mình, và việc bảo tồn văn hóa, tôn giáo (Phật giáo), di sản, truyền thống và ngôn ngữ của chúng tôi là bổn phận chủ yếu của chúng tôi”.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2547 (Hạt Cát dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:

"Obama không nhu nhược với Trung cộng"

Washington, Nov.23 -- Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bênh vực cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào hôm Chủ Nhật, bác bỏ những lời chỉ trích rằng nhà lãnh Hoa Kỳ đã quá nhu nhược với Trung cộng trong chuyến công du hồi tuần rồi.

"Obama không phải là nhu nhược với Trung cộng, mà là đối phó bằng một hình thức khác" Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn trên Đài truyền hình Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng lưu vong văn phòng Ấn Độ cũng đã nói rằng Ngài không lấy làm bất bình vì Obama chưa tiếp kiến Ngài, đề cập đến chuyến viếng thăm Washington của Ngài hồi tháng 10, 2009 theo nguồn tin của Politco.

Các vị tổng thống tiền nhiệm đều đã hội kiến với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng trong những chuyến viếng thăm Washington của Ngài, bất chấp những lời chỉ trích của Trung cộng, vốn đã xâm chiếm Tây Tạng kể từ năm 1951

Thực ra, ở trước công chúng cũng như đằng sau hậu trường, Obama đã đề cập đến vấn đề Tây Tạng với các nhà lãnh đạo Trung cộng rất nghiêm túc", Ngài nói với các phóng viên hôm Thứ Bảy. Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình, Ngài nói Ngài dự trù vấn đề sẽ được nêu ra khi tổng thống Mỹ hội kiến riêng biệt với Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào Thứ Ba.