Monday, March 22, 2010

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.lopphatphap.net/)


No. 2592 (Tuệ Giang dịch)


Bộ Tôn Giáo Giúp Bảo Quản


 Những Ngôi Chùa Có Giá Trị Lịch Sử.

Candra Malik & Ulma Haryanto-March 16, 2010

Đáp lại lời kêu gọi của cách nhà lảnh đạo tôn giáo, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Indonesia, ông Suryadharma Ali nói rằng văn phòng ông sẽ giúp bảo quản những ngôi chùa có giá trị lịch sử trong nước.

Ông Suryadharma Ali phát biểu tại một buổi lễ vào hôm thứ hai tại chùa Prambanan thành phố Klaten rằng: "Trong quá khứ chính phủ coi các ngôi chùa về mặt du lịch và văn hóa. Thật ra, các ngôi chùa có biểu tượng tôn giáo rất quan trọng".

Ông cho biết văn phòng của ông sẽ làm việc với các cơ quan khác để nâng cao ý thức thưởng ngoạn của người dân, đồng thời khuyến khích họ chọn những ngôi chùa này làm nơi tín ngưỡng.

Các nhà lảnh đạo Ấn Giáo và Phật Giáo yêu cầu Bộ Tôn Giáo cùng bảo quản những ngôi chùa có giá trị lịch sử nêu trên với Bộ Văn Hóa và Du Lịch. Một trong những lời yêu cầu có đề cập đến việc miễn phí vào cổng cho các phật tử và người Ấn Giáo.

Mặc dù chưa chi tiết nào được công bố, quyết định có thể bao gồm những điều luật tương tự như ở chùa Borobudur gần đây, trong đó có việc cấm du khách mang đồ hở hang với lý do quang cảnh chùa là nơi tôn nghiêm.

Thống đốc vùng Central Java, ông Bibit Waluyo, nói rằng ông hy vọng chùa Prambanan sẽ trở thành khu trung tâm tín ngưỡng cho những người Ấn Giáo tại Indonesia và các nơi trên thế giới.

Ông nói thêm: "Xây dựng ngôi chùa Prambanansau cuộc động đất năm 2006 không nên chú trọng về mặt kiến trúc mà nên xem xét về phương diện tôn giáo, việc bảo tồn văn hóa, và phát triển kinh tế của cộng đồng lân cận bởi vì ngôi chùa này là biểu tượng du lịch tôn giáo".

Ông Suroso, giám đốc văn phòng Khảo Cổ Di Sản từ Bộ Văn Hóa và Du lịch nói rằng việc cùng bảo quản những ngôi chùa đó không phải là vấn đề xét trên phương diện giám sát và trùng tu. Điều đó đã có sẵn trong điều khoản làm việc của Bộ, "Ông cho rằng Bộ Tôn Giáo nên điều hành các vấn đề nghi lễ thôi, còn trùng tu và bảo quản vẫn là bổn phận chính của Bộ Văn Hóa và Du Lịch".

http://www.thejakartaglobe.com/home/religious-affairs-ministry-to-help-manage-historic-temples/364173 .

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2593 (Tuệ Giang dịch)


Tây Tạng - Trung Cộng: Cuộc Biểu Tình


Bất Bạo Động Vẫn Tiếp Tục Diễn Ra. 


Nhiều Tăng Sĩ Phật Giáo và Sinh Viên Bị Bắt Giữ.

March 20, 2010

Dharamsala -- Nhà cầm quyền Trung Cộng bắt giữ ba vị tăng sĩ từ tu viện ở quận Hải Đông thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai) chỉ vì nghi ngờ họ tham gia vào việc phân phát truyền đơn. Cảnh sát đóng cửa những trường học được cai quản bởi các tu viện. Mặc cho sự đàn áp, cuộc biểu tình của người Tây Tạng vẫn diễn ra và nhà cầm quyền Trung Cộng đã bắt giữ vài em học sinh.

Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng (The Tibetan Center for Human Rights and Democracy) tường trình rằng nhiều truyền đơn được rải khắp tu viện vào ngày 14 tháng 3 với yêu cầu lập tức trả Đức Đạt Lai Lạt Ma về với Tây Tạng và ngưng ngay việc đàn áp Tây Tạng. Ngay sau khi cảnh sát và quân đội tràn vào tu viện và bắt giữ ba vị tu sĩ Tulku Woeser, Yeshi, và Jamyang. Vị tu sĩ đầu tiên Tulku Woeser được thả tự do sau hai ngày giam giữ, hai vị kia vẫn còn bị giam giữ hôm qua. Theo Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng, việc cảnh sát bắt giữ các tăng sĩ là ngẫu nhiên, chỉ là một ví dụ điển hình và không một chứng cớ nào để buộc tội họ. Cảnh sát kềm kẹp tu viện, giới hạn các nghi lễ và hội họp.

Trường Shering Rinchen Norling được cai quản bởi tu viện kể từ năm 1992 bị nhà cầm quyền Trung Cộng đóng cửa vào ngày 8 tháng 3 mà không một lời giải thích. Trường này có đến khoảng 70 giáo viên trẻ giảng dạy tư tưởng Phật Giáo, tiếng Trung Hoa và Tiếng Anh.

Mặc cho sự kềm hãm về an ninh bởi nhà cầm quyền Trung Cộng với một lưc lượng vũ trang lớn của cảnh sát và quân đội, Tây Tạng vẫn trở nên gần gũi với du khách nước ngoài. Người dân Tây Tạng diễn hành để nhớ về ngày kỷ niệm Đức Đạt Lai Lạt Ma bị đày đi lưu vong vào ngày 10 tháng 3 năm 1959 và sự đàn áp đẫm máu của những cuộc biểu tình năm 2008. Vào ngày 14 tháng 3, có ít nhất khoảng 20 học sinh trung học của tỉnh Mãn Châu (Gansu) diễn hành đến các văn phòng của chính quyền, hô hào những biểu ngữ ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma và chống lại ách thống trị của Trung Cộng. Trong khi các thương nhân không phải người Tây Tạng vội vã đóng cửa tiệm, các em học sinh hưởng ứng bởi nhiều đám đông, phất những lá cờ hình con sư tử, biểu tượng của chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Một nhân chứng cho biết: “Xe cảnh sát bám sát các em học sinh, nhưng họ chỉ bám sát mà không làm gì cả”. Cũng vào ngày 14 tháng 3, học sinh gần tỉnh Mãn Châu (Gansu) diễn hành tương tự. Các cơ quan báo cáo rằng vào ngày 17 tháng 3, cảnh sát bắt giữ ít nhất 20 người biểu tình trẻ.