Friday, April 30, 2010



Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 04 năm 2010

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Điều hợp thảo luận:  TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Tri chúng: PT Bích Thu.

Câu chuyện trong ngày: "NHƯ LAI CHỈ DẠY VỀ SỰ KHỔ VÀ SỰ DIỆT KHỔ"


Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng.

Namo Buddhaya!

Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 30 tháng 04 năm 2010 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng Câu chuyện trong ngày: "NHƯ LAI CHỈ DẠY VỀ SỰ KHỔ VÀ SỰ DIỆT KHỔ", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)

*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.

Kính bạch chư tôn đức

Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:


Câu chuyện trong ngày

"NHƯ LAI CHỈ DẠY VỀ SỰ KHỔ


 VÀ SỰ DIỆT KHỔ"

"Một đặc điểm của Phật Pháp chính là sự thiết thực"

____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập cho Chương trình hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:


NHƯ LAI CHỈ DẠY VỀ SỰ KHỔ VÀ SỰ DIỆT KHỔ:


II. Anuràdha. (S.iv380)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở Trùng Các giảng đường.

2) Lúc bấy giờ Tôn giả Anuràdha đang ở một ngôi chòi trong rừng không xa Thế Tôn bao nhiêu.

3) Rồi rất nhiều du sĩ ngoại đạo đi đến Tôn giả Anuràdha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuràdha những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

4) Ngồi một bên, các ngoại đạo du sĩ ấy thưa với Tôn giả Anuràdha:

-- Này Hiền giả Anuràdha, Như Lai là bậc Thượng Nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy đã được trình bày dưới bốn trường hợp: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

-- Thưa chư Hiền, Như Lai ấy là bậc Thượng nhân, bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy được trình bày ngoài bốn trường hợp sau đây: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Khi được nghe nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Tôn giả Anuràdha:

-- Tỷ-kheo này có lẽ là mới tu, xuất gia không bao lâu. Hay nếu là vị trưởng lão, thời vị này là ngu si, không có thông minh.

5) Các du sĩ ngoại đạo ấy, sau khi chê trách (apasàdetvà) Tôn giả Anuràdha là người mới tu và ngu si, liền từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

6) Rồi Tôn giả Anuràdha, sau khi các du sĩ ngoại đạo ấy ra đi không bao lâu, liền suy nghĩ: "Nếu các du sĩ ngoại đạo ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để câu ta trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy là đúng với lời Thế Tôn, ta không có xuyên tạc Thế tôn với điều không thật. Ta trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai nói lời tương ứng đúng pháp, không có cơ hội để chỉ trích".

7) Rồi Tôn giả Anuràdha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

8) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Anuràdha bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con trú trong một ngôi chòi trong rừng, không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi, bạch Thế Tôn, rất nhiều du sĩ ngoại đạo đi đến con, sau khi đến, nói lên với con những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với con: "Này Hiền giả Anuràdha, Như Lai là bậc Thượng nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy đã được trình bày dưới bốn trường hợp: ‘Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết’". Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Thưa chư Hiền, Như Lai là bậc Thượng nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thắng. Bậc Như Lai ấy được trình bày ngoài bốn trường hợp như sau: ‘Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"". Khi được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với con: "Tỷ-kheo này có lẽ là mới tu, xuất gia chưa bao lâu. Hay nếu là vị trưởng lão, thời vị này là ngu si, không có thông minh". Các du sĩ ngoại đạo ấy, sau khi chê trách con là người mới tu và ngu si, liền từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

9) Bạch Thế Tôn, khi các vị du sĩ ngoại đạo ấy đi không bao lâu con suy nghĩ như sau: "Nếu các vị du sĩ ngoại đạo ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để câu trả lời của ta cho các du sĩ ngoại đạo ấy là đúng với lời Thế Tôn, ta không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật. Ta trả lời đúng pháp, thuận pháp và những ai nói lời tương ưng đúng pháp, không có cơ hội để chỉ trích".

10)-- Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, sắc là thường hay vô thường ?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc ?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Thọ là thường hay vô thường ? ... Tưởng là thường hay vô thường ? ... Các hành là thường hay vô thường ? ... Thức là thường hay vô thường ?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc ?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi" ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

11) -- Do vậy, này Anuràdha, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi. Cái này không phải là tôi. Cái này không phải tự ngã của tôi". Phàm có thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại... Phàm có tưởng gì... Phàm có các hành gì... Phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi. Cái này không phải là tôi. Cái này không phải tự ngã của tôi".

12) Thấy vậy, này Anuràdha, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

13) Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán sắc là Như Lai không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán thọ là Như Lai không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán tưởng là Như Lai không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán các hành là Như Lai không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán thức là Như Lai không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

14-18) -- Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán Như Lai ở trong sắc không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở ngoài sắc không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở trong thọ không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở ngoài thọ không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở trong tưởng không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở ngoài tưởng không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở trong các hành không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở ngoài các hành không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở trong thức không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai ở ngoài thức không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

19-20) -- Ông nghĩ như thế nào, này Anuràdha, Ông có quán Như Lai là sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Ông có quán Như Lai là không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có thức hay không ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

21) -- Ở đây, này Anuràdha, Ông ngay trong hiện tại không có nắm được Như Lai một cách chân thật, một cách xác chứng, thời có hợp lý chăng khi Ông tuyên bố về Như Lai rằng:

"Thưa chư Hiền, Như Lai là bậc Thượng nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy được biết đến ngoài bốn trường hợp sau đây: 'Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết' ".

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

22) -- Lành thay, lành thay! Này Anuràdha. Trước đây và hiện nay, này Anuràdha, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tín từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phật Pháp Vấn Đáp



Một nhận định từ góc cạnh của Phật giáo Đại Thừa


Trích từ Tổng quan Pháp cú Nam tông - HT Thích Trí Quang


Nhưng Phật nói cho ai, ai đã đến với Phật ? Phật không khước từ ai cả. Trên lý thuyết, kẻ nào trong đời này mà sát hại cha mẹ sinh ra thân mình, thì kẻ đó đời này không được xuất gia, không thành La hán. Ngoài ra, không ai bị hạn chế. Ðó là nói xuất gia. Còn tại gia cũng không loại trừ kẻ này. Pháp cú và truyện tích của Pháp cú Pali cho thấy Phật đã hóa độ cho kẻ chiến thắng, kẻ chiến bại, kẻ khổ đến nỗi khó sống nổi, thậm chí sát thủ, đao phủ thủ, trộm cướp, thông minh xuất sắc, đần độn đặc biệt, nam giới, nữ giới, lão niên, đồng ấu, Tăng của Phật có đủ. Và cách tiếp độ của Phật dĩ nhiên kỳ lạ. Không lạ gì khi Ngài đích thân đến hòa giải trận chiến sắp khai hỏa, cũng không lạ gì khi Phật biết trước ai và những ai sắp đến lúc chết, chết thảm, Phật đã lo tạo cho họ một cái chết không tồi tệ, nhiều trường hợp Phật đã đến thật đúng lúc, thật sát lúc, làm cho chứng ngộ trước khi chết ngay - Và Ngài, dĩ nhiên, đã nhận đủ hoài nghi, trách cứ. Nhưng Ngài vẫn làm những gì còn làm được. Nên những điều này không lạ gì. Kỳ lạ là Ngài đã dùng ngay cá tính tự trọng của một vương tử mê vợ, sự chậm lụt của một người đần độn, sự thất vọng của một kẻ ham gần Phật, sự ỷ có công với Phật mà kiêu binh, ngoan cố, Phật nói rõ Ngài nhập diệt thì kẻ ấy chứng ngộ - Nói to tuồng một chút, sự nhập diệt của Phật cũng là cách hóa độ của Ngài. Ðại thừa nói các pháp là chánh mà cũng là tà, tùy ở sự thiện dụng mà tà thành chánh, thành tác dụng hóa độ cả. Phật tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của chúng sinh, nhất là loài người. Loài người, và cả chúng sinh, vô lượng kiếp đi nữa mầm mống thiện căn (tín tiến niệm định tuệ) không mất trong họ, nói cách khác, chúng sinh là « tánh tịnh », tánh ấy không có cái nghĩa biến chất, hủy diệt. Vấn đề chỉ còn một, giúp cho thiện căn ấy phát triển ; hai, lúc thiện căn ấy thuần thục thì giúp cho chứng ngộ. Người giúp là Phật - Trong đại thừa, Phật là « đại thiện tri thức ». Người giúp, như vậy, là quan trọng, nhưng chủ yếu vẫn là người được giúp có tiếp nhận và cố gắng hay không. Pc Pali đề cao phần tự lực như vậy là để cảnh cáo, khuyến khích. Còn Phật, với đại trí và đại bi, thì làm 2 cái việc giúp trên đây. Người được giúp, ngoài tại gia là cơ sở, có xuất gia là tiêu biểu - là Tăng.

2/4.- Pc Pali cho thấy hiện tại của Phật là như vậy, cái hiện tại đã có thể nói xứng đáng gọi là đức Phật. Nhưng từ cái hiện tại ấy ta phải thấy cái quá khứ của Phật đã làm gì mới có cái hiện tại như vậy, và cái hiện tại như vậy không thể nào không có cái tác dụng ở vị lai mà Pc Pali chưa thể nói rõ. Ðại thừa thì nói rõ. Phật đã làm Bồ tát mới có cái làm Phật « 8 hình thức » ; và nhập diệt chỉ là cái thân người 32 tướng mà thôi. Không thể nói Phật để lại cái Pháp « thiện nhân truyền dạy cho thiện nhân » mà gọi đó là cả cái vị lai của Phật. Ðừng đẩy cái hiện tại vĩ đại, càng đầy công hạnh như vậy, vào trạng huống không có gì, nhất là không có gì đối chúng sinh. Mà phải thấy Phật không bao giờ bỏ chúng sinh. Khi làm Bồ tát thì làm cha mẹ, thầy bạn, tôi tớ cho chúng sinh mới có cái hiện tại làm Phật cho chúng sinh, từ cái hiện tại này Phật đi vào cái vị lai không những làm cha mẹ, thầy bạn, tôi tớ cho chúng sinh, mà còn tiếp tục làm Phật cho chúng sinh, trong cái vị lai bất tận. Không thể nói hiện tại Phật nhập vô dư niết bàn là rồi. Rồi như thế, dầu được nói như thế nào, cũng đích thật là đoạn kiến đối với chúng sinh. Trong khi đọc Pháp cú Nam tông, tôi có gặp được vài chỗ, của Narada và Dhammananda, đều có, nói Niết bàn là siêu thể, là trạng huống không thể nghĩ bàn. Có nghĩa Phật, hay La hán, nhập vô dư niết bàn rồi, sau đó thì Phật không nói tới, ta càng không thể ước lượng. Lối nói này chỉ là lấy không chính xác tư tưởng đại thừa mà tránh cái đoạn kiến khó tránh khi đã bài bác đại thừa. Phải thấy là cái lỗi thật sự, thật lớn lao, khi đẩy công hạnh lớn lao, bất khả tư nghị của Phật, hay vài vị La hán, vào cái vị lai hoàn toàn mơ hồ. Như thế thì thành Phật, thành La hán để làm gì ? để có gì hơn ngoài cái việc không cái “hữu” trong 12 chi duyên khởi ? Nói Phật không nói gì thì ngay Pc Pali đã cho thấy sai, rất sai. Hãy đọc cho kỹ 2 pháp cú 254-255, và phải biết đó là 2 pháp cú Phật nói vào giờ phút sắp nhập diệt, nói với một đệ tử cuối cùng cũng sắp cuối cùng cuộc đời. « Như lai thì không phải giả dối, vô thường » là nói gì ? chắc chắn không phải để nói như tiểu thừa cố nói.

________________________________________

Phần II: Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!

Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Phật Pháp - BUDDHADHAMMA xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Thursday, April 29, 2010



Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 04 năm 2010

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Điều hợp thảo luận: NS Liễu Pháp

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Tri chúng: PT Tuyết Hạnh.

Câu chuyện trong ngày: "NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI VIÊN TỊCH?"


Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng.

Namo Buddhaya!

Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 29 tháng 04 năm 2010 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Giác Đẳng thuyết giảng Câu chuyện trong ngày: "NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI VIÊN TỊCH ?", với sự điều hợp của NS Liễu Pháp. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)

*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.

Kính bạch chư tôn đức

Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:


Câu chuyện trong ngày

"NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI


 SAU KHI VIÊN TỊCH ?"

"Tất cả câu trả lời đều nằm trong

 hạn cuộc của ngôn từ và khái niệm"
____________


Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi dẫn nhập cho Chương trình hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:


NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI VIÊN TỊCH ?


I. Trưởng Lão Ni Khemà (S.iv,374)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo-ni Khemà đang đi du hành giữa dân chúng Kosala và trú ở tại Toranavatthu, giữa Sàvatthi và Sàketà.

3) Vua Pasenadi nước Kosala cũng đang đi từ Sàketa đến Sàvatthi và trú một đêm ở Toranavatthu, giữa Sàketa và Sàvatthi.

4) Rồi vua Pasenadi nước Kosala gọi một người và nói:

-- Hãy đến, này Người kia. Ông có biết vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào ở tại Toranavatthu để hôm nay ta có thể đến yết kiến vị ấy?

-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.

Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi tìm khắp Toranavatthu không thấy có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào để vua Pasenadi nước Kosala có thể đến yết kiến.

5) Rồi người ấy thấy Tỷ-kheo-ni Khemà đến trú ở Toranavatthu; sau khi thấy, người ấy đi đến vua Pasenadi nước Kosala và thưa:

-- Tâu Ðại vương, tại Toranavatthu không có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào để Ðại vương có thể yết kiến. Nhưng tâu Ðại vương, có Tỷ-kheo-ni Khemà là đệ tử của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về bậc nữ Tôn giả ấy: "Nữ Tôn giả là bậc hiền trí, thông minh, có trí, nghe nhiều, lời nói đến tâm, ứng đáp lanh lợi". Ðại vương có thể đến yết kiến vị ấy.

6) Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến Tỷ-kheo-ni Khemà; sau khi đến, đảnh lễ vị ấy rồi ngồi xuống một bên.

7) Ngồi một bên, vua Pasenadi nước Kosala thưa với Tỷ-kheo-ni Khemà:

-- Thưa Nữ Tôn giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

-- Tâu Ðại vương, Thế Tôn không trả lời: "Như Lai có tồn tại sau khi chết".

8) -- Thế là, thưa Nữ Tôn giả, Như Lai không tồn tại sau khi chết?

-- Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết".

9) -- Thế là, thưa Nữ Tôn giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết?

-- Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết".

10) -- Thế là, thưa Nữ Tôn giả, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?

-- Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

11) -- Ðược hỏi: "Thưa Nữ Tôn giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không?", Nữ Tôn giả trả lời: "Tâu Ðại vương, Thế Tôn không trả lời: ‘Như Lai có tồn tại sau khi chết"". Ðược hỏi: "Thế là, thưa Nữ Tôn giả, có phải Như Lai không tồn tại sau khi chết không?", Nữ Tôn giả trả lời: "Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: ‘Như Lai không có tồn tại sau khi chết"". Ðược hỏi: "Thế là, thưa Nữ Tôn giả, có phải Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết?", Nữ Tôn giả trả lời: "Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: ‘Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết"". Ðược hỏi: "Thế là, thưa Nữ Tôn giả, có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?", Nữ Tôn giả trả lời: "Tâu Ðại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: ‘Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"". Thưa Nữ Tôn giả, do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại không trả lời?

12)-- Vậy thưa Ðại vương, ở đây, tôi sẽ hỏi Ðại vương. Ðại vương kham nhẫn như thế nào, hãy trả lời như vậy.

13) Ðại vương nghĩ thế nào, thưa Ðại vương, Ðại vương có người kế toán nào, chưởng ấn nào (muddiko), toán số nào có thể đếm được cát sông Hằng có số hột cát như vậy, có số trăm hột cát như vậy, có số ngàn hột cát như vậy, có số trăm ngàn hột cát như vậy?

-- Thưa không, thưa Nữ Tôn giả.

14) -- Ðại vương có người kế toán nào, có người chưởng ấn nào, có người toán số nào có thể đong lường được nước của biển lớn có số đấu nước như vậy, có số trăm đấu nước như vậy, có số ngàn đấu nước như vậy, có số trăm ngàn đấu nước như vậy?

-- Thưa không, thưa Nữ Tôn giả.

-- Vì sao?

-- Thưa Nữ Tôn giả, vì rằng biển lớn thâm sâu, vô lường, khó dò đến đáy.

15) -- Cũng vậy, thưa Ðại vương, nếu có người muốn định nghĩa Như Lai ngang qua sắc thân (rupeena), nhưng sắc thân ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; được giải thoát khỏi sự ước lượng của sắc thân. Thưa Ðại vương, Như Lai là thâm sâu, vô lường, không thể đến tận đáy, như biển lớn. Nói rằng: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận.

16) Nếu có người muốn định nghĩa Như Lai ngang qua cảm thọ, nhưng cảm thọ ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; được giải thoát khỏi sự ước lượng của cảm thọ. Thưa Ðại vương, Như Lai là thâm sâu, vô lường, không thể đến tận đáy, như biển lớn. Nói rằng: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", không thể chấp nhận... Nói rằng: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận.

17-19) Nếu có người muốn định nghĩa Như Lai qua các tưởng... qua các hành... qua các thức; nhưng thức ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; được giải thoát khỏi sự ước lượng của thức. Thưa Ðại vương, Như Lai là thâm sâu, vô lường, không thể đến tận đáy, như biển lớn. Nói rằng: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận. Nói rằng: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", cũng không thể chấp nhận.

20) Rồi vua Pasanadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời của Tỷ-kheo-ni Khemà, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Khemà, thân phía hữu hướng về Nữ Tôn giả rồi ra đi.

21) Rồi vua Pasenadi nước Kosala, sau một thời gian, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

22) Ngồi một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

-- Thưa Ðại vương, Ta không trả lời: "Như Lai có tồn tại sau khi chết".

23) Thế là, thưa Thế Tôn, Như Lai không có tồn tại sau khi chết?

-- Thưa Ðại vương, Ta cũng không trả lời: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết".

24-25)... (Như trên)...

26-34... (Như trên, từ số 11 đến số 19, với những thay đổi cần thiết)...

35) -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Vì rằng giữa Ðạo sư với nữ đệ tử, ý nghĩa với ý nghĩa, văn ngôn với văn ngôn có sự tương đồng, có sự tương hòa, không có sự mâu thuẫn, tức là tối thượng văn cú.

36) Một thời, bạch Thế Tôn, con đi đến Tỷ-kheo-ni Khemà và hỏi về ý nghĩa này. Nữ Tôn giả ấy đã trả lời cho con về ý nghĩa này với những câu này, với những lời này, giống như Thế Tôn. Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Vì rằng giữa Ðạo sư với nữ đệ tử, ý nghĩa với ý nghĩa, văn ngôn với văn ngôn có sự tương đồng, có sự tương hòa, không có sự mâu thuẫn, tức là tối thượng văn cú. Bạch Thế Tôn, nay con phải đi, con có nhiều công vụ, nhiều việc phải làm.

-- Thưa Ðại vương, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

37) Rồi vua Pasenadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phật Pháp Vấn Đáp


1. Xin cho biết thêm chi tiết về Nữ tôn giả Khemà ?

2. Xin định nghĩa từ "Như Lai" ở đây ?


3. Chủ trương tam thân (trikaya)gồm báo thân, ứng thân và pháp thân có gì khác biệt với tinh thần của bài kinh nầy ?


4. Bài kinh nầy có nhấn mạnh sự "bất khả tư nghì" thường thấy trong giáo lý Bắc Truyền không ?

Đố vui

Thử đọc câu chuyện nầy: Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp ?"

- Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời.

- Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.

Bẩm tánh ôn hòa, Rùa nhỏ nhẹ đáp:

- Được, tốt lắm, nếu chị muốn nghĩ như vậy cũng tốt. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.

- Nầy chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Đất khô mà chị nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?

- Không, đất khô không ẩm ướt.

- Đất khô có mát mẻ và êm dịu, dễ chịu không?

- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.

- Đất khô trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?

- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.

- Đất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy không?

- Không, đất khô không mềm mại dịu dàng, và mình không thể bơi lội trong lòng đất.

- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?

- Không, đất không di chuyển và trôi chảy thành dòng.

- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt kông? Cá rất bực mình với loạt câu trả lời "không, không, ..." của rùa.

- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.

Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:

- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa! Tôi đã bảo rằng đất khô của chị là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô và không ẩm ướt, không mát mẻ, không êm dịu và không trong suốt, và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dễ chịu để mình có hể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan rã thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?

Rùa đáp:

- Được, tốt lắm. Nầy chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thật ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, hư vô. Nói là hư vô bởi vì chị không bao giờ biết.

Đến đây, rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác trên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô...


Vấn đề của con cá nằm chỗ nào:


a. Thiếu thiện chí học hỏi
b. Thiếu sự mô tả rõ ràng
c. Thiếu tinh thần khách quan
d. Cả ba câu trên đều sai.


________________________________________

Phần II: Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!

Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Phật Pháp - BUDDHADHAMMA xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Wednesday, April 28, 2010



Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 04 năm 2010

Giảng Sư: NS Liễu Pháp

Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Tri chúng: PT Quảng Châu

Câu chuyện trong ngày: "QUÊ CHA ĐẤT TỔ"


Bài Đọc ngày Thứ Tư của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng.

Namo Buddhaya!

Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Tư, ngày 28 tháng 04 năm 2010 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do NS Liễu Pháp thuyết giảng Câu chuyện trong ngày: "QUÊ CHA ĐẤT TỔ", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)

*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.

Kính bạch chư tôn đức

Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:


Câu chuyện trong ngày

"QUÊ CHA ĐẤT TỔ"

"Sự an toàn tìm thấy ở chốn thân quen"
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập cho Chương trình hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:


QUÊ CHA ĐẤT TỔ:

6. VI. Con Chim Ưng (Sakunagghi) (Tạp 24,15, Ðại 2,172c) (S.v,146)

1-2)...

3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một con chim ưng cái thình lình vồ xuống và chụp lấy một con chim cút.

4) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim cút bị con chim ưng cái bắt, than khóc như sau:

"-- Như thế này, thật bất hạnh cho tôi! Thật thiếu công đức cho tôi! Vì rằng tôi đã đi không phải chỗ hành xứ của mình, đi vào cảnh giới của người khác. Nếu tôi đi trong chỗ hành xứ của tôi, trong cảnh giới của cha mẹ tôi, thời con chim ưng này không thể hơn tôi, nếu phải đánh nhau".

"-- Này Chim cút, thế nào là chỗ hành xứ của ngươi, thế nào là cảnh giới của cha mẹ ngươi?"

-- "Là vạt đất được lưỡi cày xới lên".

5) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái không có siết mạnh sức mạnh của mình, không có bóp chặt sức mạnh của mình, thả con chim cút rồi nói:

-- "Hãy đi, này Chim cút. Sau khi đi tại chỗ ấy, ta sẽ không thả cho ngươi".

6) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim cút đi đến vạt đất được lưỡi cày xới lên, leo lên một hòn đất lớn, đứng trên ấy và nói với con chim ưng:

"-- Này, hãy đến ta, Chim ưng! Này, hãy đến ta, này Chim ưng!"

7) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái siết mạnh sức mạnh của mình, bóp chặt sức mạnh của mình, xếp cả hai cánh, thình lình vồ lấy con chim cút. Này các Tỷ-kheo, khi con chim cút biết được: "Con chim ưng này đang vồ mạnh xuống ta", liền nấp sau hòn đất ấy. Này các Tỷ-kheo, ở đây, con chim ưng bị bể ngực.

8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai đi tới chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.

9) Này các Tỷ-kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỷ-kheo? Chỗ nào là cảnh giới của người khác? Chính là năm dục công đức. Thế nào là năm?

10) Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận thức... Có các hương do mũi nhận thức... Có các vị do lưỡi nhận thức... Có các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỷ-kheo, chỗ cảnh giới của người khác.

11) Này các Tỷ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.

12) Và này các Tỷ-kheo, chỗ nào là chỗ hành xứ của Tỷ-kheo? Chỗ nào là cảnh giới của cha mẹ ? Chính là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

13) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú, quán thọ trên các thọ...; trú, quán tâm trên tâm ...; trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.

Tương Ưng Bộ. HT Thích Minh Châu dịch

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phật Pháp Vấn Đáp

1. Phải chăng khi tâm hướng cầu dục lạc là đi vào cảnh giới có rất ít khả năng tự chủ ?

2. Tại sao ngũ dục, trong bài kinh nầy, được Phật dạy là: cảnh giới của người khác ?

3. Sự hướng nội và hướng ngoại có ảnh hưởng thế nào với đời sống nội tâm ?

4. Phải chăng Đức Phật và chư thánh nhân giải thoát đêu sống với chánh niệm đối với thân, thọ, tâm, pháp ?

Đố vui

Trong câu thơ:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi
Vũ Hoàng Chương dịch)

Cái gì khiến lữ khách bồn chồn trong dạ:


a. Cảnh lạ người xa
b. Trời sắp tối
c. Sóng nước trên sông
d. Niềm băn khoăn không biết sẽ dừng chân lại chốn nào.


________________________________________

Phần II: Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!

Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Phật Pháp - BUDDHADHAMMA xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Tuesday, April 27, 2010



Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 04 năm 2010

Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền

Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Tri chúng: PT Nguồn Đức Hạnh

Câu chuyện trong ngày: "CÓ LÀM VUA CŨNG VẬY THÔI"