Wednesday, September 30, 2009


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 09 năm 2009

Giảng Sư:
TT Giác Đẳng / TT Tuệ Siêu

Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu


Tri chúng: PT Dương Tiêu

Bài học: Tuần lễ 9: THỊNH: "Bài III: HƯNG THỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC"


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Mina, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, PT Delta74, và các Ops khác
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ TN Nhu Nguyen xin nghỉ phép Thứ 2, 4, 5 hằng tuần.

________________ NS Liễu Pháp bận, không vào room đến cuối tuần.
Bài Đọc ngày Thứ Tư của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Tư, ngày 30 tháng 09 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Giác Đẳng / TT Tuệ Siêu thuyết giảng Tuần lễ 9: THỊNH. "Bài III: HƯNG THỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC", với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 9: THỊNH

"Bài III: HƯNG THỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC"

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



III. HƯNG THỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC:


A. Trị quốc theo Chánh Pháp

Vào thời đức Phật, cũng như ngày nay, có những nhà cai trị xứ sở một cách bất công. Dân chúng bị đàn áp, bóc lột, đánh đập, tù đày, sưu cao thuế nặng, và chịu những hình phạt dã man. Ðức Phật rất động lòng trước những sự vô nhân đạo ấy. Kinh sớ Pháp cú Dhammapadatthakathā chép rằng thuở ấy Phật rất chú tâm đến vấn đề một nền cai trị tốt đẹp. Ta nên xét quan điểm của Ngài trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị thời ấy. Ngài đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách nào ? Ðức Phật đã nói rõ trong bài thuyết pháp của Ngài về "10 nhiệm vụ của nhà vua" (Thập vương pháp, Dasarājadhamma) như được thuật trong Jātaka (chuyện tiền thân) [14].

Dĩ nhiên danh từ "vua" (Rāja), ngày xưa phải được thay thế bằng danh từ "chính phủ". "Mười nhiệm vụ của nhà vua" có thể áp dụng cho tất cả những người trong chính phủ ngày nay, như quốc trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo chính trị, nhân viên hành chánh và tư pháp v.v ...

- Nhiệm vụ thứ nhất trong "10 nhiệm vụ của nhà vua" là sự rộng rãi, bố thí, bác ái (dāna). Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.

- Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp (giới - sīla). Vua phải không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất ông phải theo 5 giới của phật tử tại gia.

- Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (biến xả, pariccāga), ông phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.

- Thứ tư, trực hạnh (ajjava). Ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.

- Thứ năm, khổ hạnh (tapa). Ông phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.

- Thứ sáu, nhu hòa (maddava). Ông phải có một tính tình hòa nhã.

- Thứ bảy, không thù hận, ác độc (vô sân - akkodha). Ông không được có tư thù với bất cứ ai.

- Thứ tám, bất hại (avihimsā) không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.

- Thứ chín, nhẫn nhục (khanti). Ông phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.

- Thứ mười, không đối lập, không ngăn cản (avirodha), nghĩa là ông không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác ông phải cai trị thuận với ý chí của dân.

ĐỨC PHẬT DẠY NHỮNG GÌ, WALPOLA RAHULA, THÍCH NỮ TRÍ HẢI dịch

B. Nhân tâm thế đạo của một quốc độ phú cường

- Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.

- Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống như đã ban hành thuở xưa thời.

- Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo lời dạy của những vị này.

- Không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình.

- Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

- Bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán khiến các vị chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị chưa đến sẽ đến trong xứ và những vị đã đến được sống an lạc.

TRƯỜNG BỘ, HT THÍCH MINH CHÂU dịch

C. Cộng nghiệp và biệt nghiệp

18. Này Vāsettha, các loài hữu tình ấy hội họp lại và than phiền:

- Này các Bạn, các ác pháp đã hiện ra giữa các loài hữu tình. Chúng ta trước kia do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy trong một thời gian khá dài. Ðối với chúng ta, sau một thời gian khá dài, vị của đất hiện ra. Vị đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu bẻ đất từng cục bằng tay để ăn vị đất. Vì bắt đầu bẻ đất bằng tay từng cục để ăn, nên hào quang biến mất. Vì hào quang biến mất nên mặt trời, mặt trăng hiện ra. Vì mặt trăng, mặt trời hiện ra nên các sao và chùm sao hiện ra. Vì các sao và chùm sao hiện ra, nên đêm, ngày hiện ra. Vì đêm, ngày hiện ra, nên nửa tháng và tháng hiện ra. Vì nửa tháng và tháng hiện ra, nên thời tiết và năm hiện ra. Chúng ta thưởng thức vị đất, lấy vị đất làm chất ăn, lấy vị đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Khi ác bất thiện pháp khởi lên giữa chúng ta, vị đất biến mất. Vì vị đất biến mất, nên nấm đất hiện ra. Nấm đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức nấm đất ấy, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này khởi lên giữa chúng ta nên nấm đất biến mất. Vì nấm đất biến mất, nên cỏ và cây leo hiện ra. Cỏ và cây leo này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức cỏ và cây leo ấy, lấy cỏ và cây leo làm chất ăn, lấy cỏ và cây leo làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này xảy ra giữa chúng ta nên cỏ và cây leo biến mất. Vì cỏ và cây leo biến mất, nên lúa mọc tại khoảng trống hiện ra, không có cám, không có vỏ, thuần tịnh, có mùi thơm và hột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều, chúng ta mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy vào buổi sáng lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, chúng ta mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy vào buổi chiều, lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Chúng ta thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên giữa chúng ta, cám bắt đầu bọc hột lúa trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa trơn nhẵn; và các cây lúc bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn. Và các cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm. Vậy nay, chúng ta hãy chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.

Này Vāsettha, các loại hữu tình ấy phân chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.

19. Này Vāsettha, có vị hữu tình, bản tánh biếng nhác, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người ấy và nói:

- Này Ngươi, Ngươi đã làm ác pháp, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Nhà Ngươi chớ có làm như vậy nữa.

- Thưa Bạn, vâng!

Này Vāsettha, người này vâng theo lời nói của những người ấy. Này Vāsettha, một lần thứ hai ... Này Vāsettha một lần thứ ba, người này gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người này và nói:

- Này Ngươi, Ngươi đã làm điều ác, vì Ngươi gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy ... Ngươi chớ có làm như vậy nữa.

Có người đập anh ta bằng tay, có người đập anh ta bằng đá, có người đập anh ta bằng gậy. Này Vāsettha, bắt đầu như vậy, lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt đánh đập xuất hiện.

20. Này Vāsettha, những loài hữu tình ấy hội họp lại và than khóc:

- Này Tôn giả, ác pháp đã khởi lên giữa các loài hữu tình, trong hình thức lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt xuất hiện. Chúng ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận, khiển trách khi đáng phải khiển trách, hay tẩn xuất khi đáng phải tẩn xuất. Chúng tôi sẽ dành cho Người một phần lúa của chúng tôi.

- Xin vâng, các Tôn giả!

Này Vāsettha, vị hữu tình này vâng theo các vị hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng khiển trách, tẩn xuất khi đáng tẩn xuất. Và các vị hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.

21. Này Vāsettha, được lựa chọn bởi đại chúng, tức là Mahā-sammato. Danh từ Mahā-sammato là danh từ đầu tiên được khởi lên. Này Vāsettha, "Vị chủ của ruộng vườn" tức là Khattiyā, là danh từ thứ hai được khởi lên" Làm cho các người khác hoan hỷ bởi Pháp", tức là Rāja (vị vua). Rāja là danh từ thứ ba được khởi lên. Này Vāsettha, như vậy là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của Khattiya theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng ta ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng pháp tắc (dhamma), không phải phi pháp. Này Vāsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

TRƯỜNG BỘ, HT THÍCH MINH CHÂU dịch

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng / TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ...

...

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
TT Giác Đẳng / ... thuyết giảng Tuần 9: THỊNH. "IV. HƯNG LONG CỦA DIỆU PHÁP", chúng con kính thỉnh ... giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2492 (Phạm Dao dịch)

Chuyến Viếng Thăm Của Đức Đạt Lai

Lạt Ma Thu Hút Hàng Ngàn Người

Lần xuất hiện tại Long Beach trong 2 ngày đã thu hút tín đồ cũng như những người hiếu kỳ.

David Medzerian. The Orange County Register. Ngày 26 tháng 9, 2009.

LONG BEACH -- Hàng ngàn người đã hội tụ tại vận động trường Long Beach sáng hôm nay trong ngày cuối của chuyến viếng thăm 2 ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Chuyến viếng thăm của vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng đã được bảo trợ bởi trung tâm Geden Shoeling tại Westminster.

Số người mỗi ngày được ước lượng là 13,000. Một số người là tín đồ, một số là học giả và một số chỉ hiếu kỳ - “một giây phút Margaret Mead”, một người tham dự đã nói.

Chuyến viếng thăm được mở đầu bằng các nhận xét bằng Anh ngữ, trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma, 74 tuổi, đã thảo luận về những điểm tương tự giữa các tôn giáo chính trên thế giới. Ngày đã nhấn mạnh sự hiểu biết và tính chấp nhận, và nói rằng kiến thức là chìa khoá cho sự chấp nhận như vậy.

“So với một số người khác, tôi có nhiều kiến thức hơn họ một chút”, Ngài đã nói giỡn, nhanh chóng thêm vào đó rằng chắc chắn có nhiều người trong số khán giả có nhiều kiến thức hơn Ngài.

Phần lớn của chương trình ngày thứ Sáu là Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy về khái niệm Tứ Diệu Đế trong Phật giáo; Ngài dạy bằng tiếng Tây tạng, thỉnh thoảng ngưng lại để thông dịch viên chuyển ngữ. Khán giả có thể nghe lời thông dịch bằng tiếng Việt và Quan Thoại qua các máy nghe đeo tai.

Sáng hôm nay được bắt đầu với một buổi họp ít lễ nghi hơn trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời những câu hỏi của khán giả.

Khi một câu hỏi bắt đầu với câu “Đức Đạt Lai Lạt Ma thân mến”, Ngài đã cười, “Tôi thích từ này, ‘Thân mến’ ”.

Và Ngài đã làm cho khán giả vỗ tay nồng nhiệt khi Ngài kêu gọi đến việc gia tăng quan tâm về môi trường và các nỗ lực để giải quyết vấn đề trái đất hâm nóng.

Các chương trình trong mỗi ngày được kết thúc bằng những lời kỳ nguyện và ban lành đặc biệt.

Tại hành lang của vận động trường, có nhiều gian hàng bán đồ tôn giáo và đồ không liên quan đến tôn giáo.

Những người tham dự đã được khuyến cáo phải đến từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ trước các kỳ họp bắt đầu vào lúc 9:30 sáng, những người nào đến sớm được qua phần an ninh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đến 8 giờ sáng, hàng người đã vòng quanh vận động trường, qua cả khu đậu xe kế cạnh và qua luôn cả công viên Rainbow Lagoon gần đó. Việc cấm đoán dụng cụ điện tự - đặc biệt điện thoại cầm tay – trong vận động trường đã khiến nhiều người hối hả chạy lại để bỏ điện thoại của họ vào trong xe.

Bất chấp những hàng người dài, phần lớn khán giả đã vào trong vận động trường dưới một tiếng đồng hồ.

Vào năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những thuyết trình viên chính tại Cuộc Hội Thảo của Thống Đốc và Phu Nhân về Phụ Nữ tại Long Beach.

Và vào năm 1989, chính vào lúc đang viếng thăm quận Cam, Đức Đạt Lai Lạt Ma biết rằng Ngài đã được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho năm đó.

----------------------------------------------------------------------------------

No. 2493 (Hạt Cát dịch)

Miến Điện: Tu sĩ yêu cầu nhà cầm quyền

xin lỗi hoặc là sẽ tẩy chay

Monday, September 28, 2009

By ALEX ELLGEE

MAE SOT -- "Tôi đã đi ra ngoài và trông thấy quân lính Miến Điện mang các hàng rào cản tấn chung quanh ngôi chùa Shwedagon. Nó không làm chúng tôi sợ hãi, chỉ làm chúng tôi quyết tâm hơn", King Zero, một nhà Sư gần đây đã viết một kiến nghị lần nữa đòi hỏi sự xin lỗi của chính quyền quân phiệt.

Một kiến nghị tương tự hai năm trước đã mở màn cho cuộc "Cách mạngTăng Lữ" hồi tháng 09, 2007.

Hai năm trước, vào tháng này, King Zero, một tu sĩ Miến Điện, đang đi bộ trở về chùa từ một quán Cà phê Internet sau khi email những bức ảnh chụp các cuộc biểu tình ngày hôm trước đến nhiều tổ chức truyền thông khác nhau trên thế giới.

Các nhà sư đã đi tuần hành tại thành phố Rangoon trong 5 ngày, bất chấp những nguồn tin tức cho hay rằng quân đội sẽ nổ súng, họ vẫn tiếp tục.

King Zero, phát biểu tại thư viện của ông tại Mae Sot, Thái Lan, đã nói với tờ Irrawaddy rằng chư tăng Miến Điện sẽ không bao giờ đầu hàng trong việc đấu tranh cho dân chủ.

"Chư tăng sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng tôi sẽ tiếp tục hy sinh thân mạng để cho dân chúng Miến Điện có được tự do", Sư nói.

Sư King Zero từng cộng tác với Sư Gambira, người hiện nay bị kêu án 63 năm tù giam vì vai trò lãnh đạo của sư trong cuộc nổi dậy vốn từng dẫn đầu cho hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trên các đường phố Rangoon và những thành phố khác hồi tháng 09, 2007.

Sư King Zero âm thầm đi vòng quanh quận hạt phân phát các cuốn cẩm nang đến các tu viện và cổ võ chư tăng tham gia các cuộc biểu tình tuần hành ôn hòa. Thay đổi các tu viện mỗi ngày, Sư đã làm công tác gây dựng một mạng lưới tu sĩ bí mật đi phổ biến tin tức và thông tin chung quanh Miến Điện.

Rồi vào ngày 7 tháng 09, Sư King Zero đã viết một kiến nghị kêu gọi chính quyền quân phiệt hãy xin lỗi chư tăng về sự bạc đãi của họ tại Pakokku, nơi mà hàng chục tu sĩ đã bị quân lính của nhà cầm quyền đánh đập tàn nhẫn.

Bây giờ, hai năm sau, King Zero đã viết một bức kiến nghị khác lần nữa kêu gọi nhà cầm quyền quân phiệt phải công khai xin lỗi vào tháng 10 sắp tới nếu không sẽ bị tẩy chay cúng dường từ các thành viên quân đội và gia đình của họ. Nếu chư tăng không đạt được yêu cầu của họ, thì một lần nữa chư tăng sẽ úp bát từ chối tiếp nhận vật thực cúng dường từ các thành phần quân đội và gia đình của họ, sư nói.

Kể từ khi bản kiến nghị được gửi đi, nhà cầm quyền đã ban hành một cuộc đàn áp rộng lớn trên các nhà hoạt động dân chủ và chư tăng tại Miến Điện. Trong những tuần lễ gần đây, 8 tu sĩ đã bị bắt giam và mạng lưới an ninh đã được tăng cường với việc chư tăng bị theo dõi bị lục soát khắp quận hạt.

Bất chấp tình trạng hiện tại, Sư King Zero vẫn giữ hy vọng và quyết định rằng tẩy chay lần này sẽ đưa đến việc nổi dậy có thể lật đổ các tướng lãnh.

"Trong tháng 09, 2007, họ đã bắt giữ các lãnh đạo sinh viên như Min KoNang, nhưng chúng tôi đã làm lớn. chuyện. Hiện nay thì họ đang bắt bớ pháp lữ chúng tôi, nhưng lần nữa chúng tôi sẽ lên tiếng và không bao giờ bỏ cuộc", Sư nói.

Trong đêm Sư King Zero trở về từ lúc chứng kiến các hàng rào cản được dựng lên chung quanh chùa Shwedagon, nhà cầm quyền đã thiết lập một hệ thống đàn áp nặng nề trên các cuộc biểu tình. Vào khoảng 1 giờ sáng, nhiều tu sĩ bị bắt và bị kéo vào các trung tâm thẩm vấn.

Bất kể sự hăm dọa, hàng ngàn người đã xuống đường ngày hôm sau để phản đối các mệnh lệnh chấm dứt các cuộc tuần hành. Phải mất 5 ngày để nhà cầm quyền bắt đầu nổ súng và hành hung các người biểu tình bởi vì quân đội trấn đóng tại Rangoon từ chối tấn công vào chư tăng.

Nhà cầm quyền đã thay thế lực lượng đồn binh tại Rangoon bằng lực lượng số 66 khác. Những quân nhân đào ngũ vì không muốn nhúng tay vào tội lỗi báo cáo rằng các tướng lãnh đã tuyên truyền với binh lính rằng những nhà Sư tham gia các cuộc biểu tình là sư sải giả và đã được cho uống rượu trước khi xuống đường. Và như kết quả đã xảy ra, lực lượng 66 trong những ngày hôm sau đã đánh đập, giết hại nhiều người biểu tình khắp nơi ở Rangoon và tạo nên những khung cảnh bạo động đã được đăng tải trên khắp các mặt báo chí và truyền hình trên thế giới.

Bất chấp sự đàn áp, Sư King Zero nói rằng việc tốt đã xảy ra từ những cuộc biểu tình bởi vì dân chúng Miến Điện hiện giờ đã tỉnh ngộ và đã quan tâm đến chính trị, kể từ khi họ trông thấy nhà cầm quyền đối đãi với chư tăng như thế nào, những người vốn tôn kính chư tăng."Bây giờ thì họ biết các tướng lãnh không phải Phật tử chân chính. Không có một Phật tử chân chính nào có thể ra lệnh nổ súng hay hành hung chư tăng", sư nói" Các tướng lãnh trong thâm tâm họ biết họ không phải là Phật tử, nhưng họ giả vờ là Phật tử".

Họ không thể thờ phụng Đức Phật bởi vì họ thờ phụng quyền năng và cho tới khi nào họ còn làm việc đó, họ tin rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

Nhà cầm quyền Miến Điện lập đi lập lại phê phán chư tăng rằng đã giảng giải sai lệch Phật pháp và cổ vũ việc nổi dậy.

Đối với King Zero, không chút nghi ngờ gì trong tâm trí của Sư rằng tu sĩ nên can thiệp vào việc tranh đấu mang dân chủ đến cho dân chúng Miến Điện.

"Trong đất nước tôi, 90% dân số là Phật tử, và mặc dù họ nghèo khó, họ dành cho việc cúng dường chư tăng rất nhiều, và chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ họ. Đời sống của dân chúng ngày càng nghèo khổ. Họ không có tiền để mua thực phẩm và chữa trị đúng mức. Nếu chúng ta không thể thay đổi hệ thống cầm quyền thì tình trạng sẽ ngày càng tệ hai hơn nên chúng tôi quyết định hy sinh tính mạng chúng tôi cho quần chúng.

Sư nói Liên Minh Tu Sĩ Toàn Miến Điện cảm thấy có một sự thôi thúc phải đưa cơ hội đến cho quần chúng trước bầu cử 2010, điều mà họ tin rằng chỉ làm cho sự việc tệ hại thêm. Họ lo ngại rằng nếu chấp nhận kết quả bầu cử, người dân Miến Điện sẽ phải chịu đựng sự gia tăng đàn áp của nhà cầm quyền.

Tuesday, September 29, 2009


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 09 năm 2009

Giảng Sư: ÐÐ Pháp Đăng / TT Tuệ Siêu


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: PT Thanh Xuân Mai / PT Tuyết Hạnh

Bài học: Tuần lễ 9: THỊNH. "Bài II: TĂNG THỊNH Ở CÁ NHÂN"


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Mina, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, PT Delta74, và các Ops khác
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet, Mina, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet, Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Mina, Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Ba của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Ba, ngày 29 tháng 09 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Đăng / TT Tuệ Siêu thuyết giảng Tuần lễ 9: THỊNH. "Bài II: TĂNG THỊNH Ở CÁ NHÂN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 9: THỊNH

"Bài II: TĂNG THỊNH Ở CÁ NHÂN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



II. TĂNG THỊNH Ở CÁ NHÂN:


A. Sự Hưng Thịnh trong gia đình một Cư Sĩ

[237] Bốn gia thịnh pháp (Kulaciratthiti), yếu tố duy trì gia đình hưng thịnh:

1. Biết tìm lại cái đã mất (Natthagavesanā), tức là trong nhà khi tài sản vật chất hoặc truyền thống đạo đức của gia đình đã mất, phục hồi cho có lại.

2. Biết sửa chữa cái đã hư cũ (Jinnapatisamkharanā), tức là cải thiện hoặc tu bổ các vật dụng tài sản trong gia đình, làm cho mới.

3. Biết độ lượng trong việc ăn xài (Parimitapānabhojanā), tức là biết chi tiêu trong gia đình cho hợp lý, không tiêu pha hoang phí.

4. Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ chốt (Adhipaccasīlavantathapanā), tức là trong gia đình có những vị trí lãnh đạo quản lý, các vị trí ấy phải do người có giới hạnh đạo đức đảm nhận.

Gia đình nào có bốn pháp này thì sẽ được tồn tại lâu dài, nếu ngược lại thì sẽ làm cho chóng suy tàn.

A.II.249. KHO TÀNG PHÁP HỌC, TỲ KHƯU GIÁC GIỚI

B. Sự Hưng Thịnh đáng kể nhất ở mỗi Cá Nhân

6. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát bà con. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

7. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng bà con. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

8. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát tài sản. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

9. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng tài sản, Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

10. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát danh tiếng. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

11. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như tăng trưởng danh tiếng. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ làm tăng trưởng sự tăng trưởng trí tuệ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

TĂNG CHI BỘ, HT THÍCH MINH CHÂU dịch

C. Hướng đi Tăng Thịnh

[211] Bốn pháp tiến hóa (Vuddhidhamma), pháp làm cho tăng trưởng trí tuệ (nên còn gọi là Paññāvuddhi).

1. Thân cận bậc chân nhân (Sappurisasamseva), gần gũi giao du với bậc thiện trí thức đạo đức.

2. Thính văn chánh pháp (Saddhammassavana), siêng học hỏi, nghe pháp chân chánh.

3. Khéo tác ý (Yonisomanasikāra), biết dùng trí tuệ suy luận, nhận xét một cách khôn khéo.

4. Hành tuần tự pháp (Dhammānudhammapatipatti), kiên trì thực hành pháp, thực hành liên tục đều đặn, thọ trì những gì đã được nghe và hiểu rõ.

A.II.245. KHO TÀNG PHÁP HỌC, TỲ KHƯU GIÁC GIỚI.

Chúng con kính cung thỉnh ÐÐ Pháp Đăng / TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe TT Giác Đẳng / NS Liễu Pháp thuyết giảng Tuần 9: THỊNH. "Bài III. HƯNG THỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2491 (Phạm Dao dịch)

Học sinh Tây Tạng

trân trọng sự tự do tại Hoa Kỳ

Adam Bowles. Bản Tin Norwich. Ngày 26 tháng 9, 2009.

Montville, Connecticut -- Trong lúc bản quốc ca Tây Tạng đang trổi lên từ một video trên YouTube trong một lớp học sau giờ tại trường Trung Học Montville, cô bé 16 tuổi tên Tenzing Khando đã bắt đầu lẵng lặng khóc mặc dù cô vẫn cười một cách yếu ớt.

Tây Tạng nên được thoát khỏi ách cai trị của Trung cộng, Tenzing, đến Montville trong năm 2008 sau khi sống tại Ấn Độ được 7 năm, nói. Cô bé và gia đình đã bỏ Tây Tạng ra đi, một phần bởi vì cô đã không thể có được một sự giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ hay tự do thực hành tôn giáo của mình, Phật giáo.

Lòng cảm xúc và biết ơn sự tư do mới mẻ trên đất nước Hoa Kỳ phần nào đã giải thích tại sao cô tham gia chương trình dạy kèm sau giờ học để tiến xa hơn nữa việc học hành mà cô đã bị mất đi khi còn ở Tây Tạng.

“Con có rất nhiều ước vọng”, cô nói, kể cả một khả năng làm một thông dịch viên.

Chương trình dạy kèm cho học sinh của chương trình Người Học Anh Văn (ELL) đã bắt đầu năm thứ hai tại trường trung học Montville.

Gần 40 học sinh ELL của trường có thể tận dụng chương trình dạy kèm này. Phần lớn các học sinh là người Tàu, khoảng một chục học sinh là người Tây Tạng và một ít người Bangladesh - mặc dù thường có từ 12 đến 17 học sinh đến học.

Trong nhóm học sinh đó, có 2 nam và 8 nữ học sinh là người Tây Tạng, một phát triển ngạc nhiên của chương trình dạy kèm, tổng giám đốc chương trình ELL, Robert Thorn, nói.

“Cái làm tôi khâm phục là lòng khát khao và ước vọng và ý chí thành công”, ông Thorn nói.

Nhiều học sinh Tây Tạng đã di cư đến Montville trong vòng khoảng chừng năm ngoái để sống với cha mẹ hay người thân đã đến đây để làm việc tại Mohegan Sun.

Một số học sinh đã vượt biên cùng với các thành viên của gia đình đến Ấn độ, nơi họ đã đến trường và học Anh văn.

Tương lai sáng lạng

Ông Thorn nói, bây giờ, những học sinh này học vượt bậc trong trường. Các học sinh Tây tạng có mục tiêu nghề nghiệp.

Tsering Lhamo, 17 tuổi, học trường Tây Tạng tại Ấn Độ từ năm 2003 đến 2008 và có mẹ vẫn còn sống tại Tây Tạng để lo cho ông bà của Tsering, muốn trở thành một y tá hay bác sĩ.

Cô không đi học tại Tây Tạng, nơi cô nói người dân Tây Tạng sống dưới sự đe doạ sẽ bị giết hay bỏ tù nếu họ dám chống lại nhà cầm quyền Trung cộng.

Choezin Lhamo, 17 tuổi, muốn trở thành ca sĩ và đã biểu diễn với đồng hương Tây Tạng của mình vào các dịp tại địa phương.

Tashi Lhamo, 19 tuổi, nói gia đình của cô, bao gồm 11 anh em, là dân du mục tại Tây Tạng, Ba người anh của cô là Tăng sĩ tại Tây Tạng, 2 người chị đã lập gia đình và có con tại Tây Tạng, 1 người anh làm việc tại vùng này, 2 người chị làm việc tại Mohegan Sun, và 3 em học tại trường tiểu học và sơ học Montville. Tashi muốn trở thành một y tá hay bác sĩ.

Cô nói, cô mang ơn chương trình dạy kèm sau giờ học vì cô không hoàn toàn thoải mái tại các lớp trong giờ.

“Khó nói trong lớp quá, vì con không có một giọng phát âm tiếng Mỹ”, Tashi nói. “Khi con tham gia chương trình này, tất cả học sinh đều giống nhau. Con thấy đỡ hơn”.

Delek Cheokey, một học sinh Tây Tạng 16 tuổi, nói cô đã học tại một trường Tàu công cộng, nhưng cô đã bị cấm nói về tôn giáo của mình hay ăn mặc theo phong tục văn hóa của mình.

Ge Qing, 17 tuổi, đến Montville qua đường dây Nữu Ước 2 tháng trước đây. Mẹ của cô bé học lớp 10 làm việc tại Mohegan Sun. Một ngày nào đó, Ge muốn sẽ trở thành một cô giáo.

Jiangyang Wangmu, 15 tuổi, là một tân học sinh tại trường trung học Montville, di cư đến thành phố này để đoàn tụ với người cha đang làm quản gia tại Mohegan Sun.

Tashi Lhatso, 13 tuổi, là học sinh người Tây Tạng mới nhất trong chương trình dạy kèm sau giờ học. Cô đến trường cách đây một tuần và đang sống với người cô chỉ được một tháng. Trước đó, cô học tại Ấn Độ được 7 năm.

Cha của cô bé, đang sống tại Brooklyn, Nữu Ước, đã 2 lần chống lại nhà cầm quyền Trung cộng trong khi làm Tăng sĩ tại Tây Tạng, dẫn đến những lời đe dọa ông ta sẽ bị bắt bỏ tù. Ông đã trốn qua Ấn Độ và sau đó tìm cách gọi cho gia đình của mình.

Vượt biên

Mẹ và em trai của Tashi đã bị đuổi về tại biên giới Nepal vì không có giấy tờ. Nhưng Tashi, lúc đó 6 tuổi, núp trong một kho hàng chứa đầy ngập rác rưởi từ một nông trại, ở phía sau một chiếc xe tải. Cô bé đã được một cặp vợ chồng người Nepal, được cha của cô bé trả tiền để làm phi vụ này, dẫn đường đến nơi an toàn.

Mục tiêu của Tashi là trở thành một nhà văn, hoặc có thể làm một giáo sư để cô bé có thể dạy những người khác.

Monday, September 28, 2009


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 09 năm 2009

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: PT Bích Thu / PT Tuyết Hạnh

Bài học: Tuần Lễ 9: THỊNH: "I. THỊNH SUY CÓ QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI TU PHẬT KHÔNG ?"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Bich Thu, Lang Gia Nguyet, Anitya, Mina, Duong Tieu (tin tức), Sangkhaly, Vo Thuong09, Tuyet Hanh, Thien An, Nguon Duc Hanh, Tri Dat, Vo Bat Phi, Bat Phong
. http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh, Mina. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

_________________ TN Nhu Nguyen xin nghỉ phép Thứ 2, 4, 5 hằng tuần.
Bài Đọc ngày Thứ Hai của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Tuần 9: THỊNH. "THỊNH SUY CÓ QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI TU PHẬT KHÔNG ?", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tuần Lễ 9: THỊNH.

"THỊNH SUY CÓ QUAN TRỌNG

VỚI NGƯỜI TU PHẬT KHÔNG ?"

____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.


Phần II:


I. THỊNH SUY CÓ QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI TU PHẬT KHÔNG ?

Thịnh suy trong kinh điển Phật giáo được đề cập qua nhiều lãnh vực. Từ sự tồn tại cực vi của một sát na sắc pháp tới một đại kiếp của trái đất cũng đi qua những giai đoạn thịnh suy. Chánh pháp cũng vậy; quốc độ, trào lưu, cá nhân ... đều có những bước thăng trầm. Chữ thịnh suy được nói nhiều với cả hai phương diện chủ quan lẫn khách quan.

A. Thịnh suy là lẽ tất nhiên

Vô thường là bản chất tự nhiên của pháp hữu vi. Đạo Phật không nói về một cảnh giới hằng cữu của tâm pháp hay sắc pháp. Đối với sự vô thường không phải chỉ được chấp nhận bởi người tu Phật mà còn là một trọng điểm cần được quán niệm và liễu tri.

Pháp hành vốn vô thường
Sanh diệt là tự tánh
Có sanh hẳn phải diệt
Tịch tịnh là an lạc.

Thảo luận: Từ suy tới thịnh có phải là sự vô thường đáng hoan hỷ không ?

B. Dù là tự nhiên nhưng không phải là sao cũng được

Người hiểu đạo không nhìn sự vô thường với ánh mắt ơ hờ mà còn nhận ra những gì cấp thiết phải làm trong cuộc sống phù du. Đây là điểm tế nhị và thường bị hiểu lầm khi bàn về Phật học. "Thấy được lẽ tự nhiên" không có nghĩa là "xuôi theo tự nhiên". Hãy đọc kệ ngôn nầy chúng ta sẽ thấy tính cách tích cực của một người tu Phật giữa cuộc vô thường:

Tỷ kheo, tát thuyền này,
Thuyền không, nhẹ đi mau.
Trừ tham, diệt sân hận,
Tất chứng đạt Niết Bàn.

[Pháp cú 369]

Nhìn sự vô thường bằng thái độ tiêu cực không phải là cái nhìn của người Phật tử hiểu đạo.

Thảo luận: Phải chăng sự liểu tri bản chất vô thường cũng là một sức mạnh của tuệ giác ?

C. Đức Phật có quan tâm về lẽ thịnh suy không ?

Bằng cái nhìn của bậc đại giác, Đức Phật nói rõ về sự tự nhiên của thịnh suy. Cũng với đại bi tâm vô lượng Ngài dạy rất nhiều về những yếu tố thịnh suy của giáo pháp, quốc độ, cá nhân. Kinh Đại Bát Niết Bàn mở đầu với đoạn nói về những pháp hưng thịnh đối với một quốc độ và sau đó là sự suy thịnh của Tăng chúng. Phải nói những bài kinh đề cập đến những thành tựu, hưng thịnh được tìm thấy rất nhiều trong ba tạng kinh điển. Đức Phật không phải chỉ nói đến sự an lạc tối thượng của Niết Bàn mà còn nói đến sự an lạc giữa cuộc trầm luân nầy.

Thảo luận: Nói rằng suy thịnh là điều đáng quan tâm lại nói là lẽ tự nhiên có mâu thuẩn không ?

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): Có quan niệm rằng thịnh suy là lẽ thường tình đâu có gì phải quan tâm. Điều nào dưới đây là câu trả lời xác đáng ?

a. Nắng mưa là chuyện bình thường nhưng đi mưa thì cần mang dù.
b. Do thấy được vô thường nên bậc trí tinh cần giải thoát.
c. Đối với sự thịnh suy của giáo pháp, của quê hương, của xã hội chúng ta có trách nhiệm.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Tuệ Quyền / TT Tuệ Siêu thuyết giảng Tuần 9: THỊNH. "II. TĂNG THỊNH Ở CÁ NHÂN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2489 (Hạt Cát dịch)

Sikkim - Ấn Độ: Tu sĩ Phật giáo

và tín đồ cầu nguyện cho Hòa Bình

Samdruptse (Sikkim), Sep 24 -- Hàng trăm tu sĩ Phật giáo và tín chúng đã tụ tập tại đền thờ đạo sư Padmasambhava ở Samdruptse tại Sikkim để thực hiện những buổi nguyện cầu đại chúng cho hòa bình thế giới trong suốt kỳ lễ hội kéo dài 12 ngày.

Nghi lễ Vajra Guru Dhungrup (xướng tụng 120 triệu câu chú) bắt đầu vào hôm thứ Ba tại Samdruptse, khoảng 4 kilometres trong khu vực NamChi, nơi có pho tượng Phật Liên Hoa Sắc cao 135 bộ, được tin tưởng là lớn nhất trong cùng một loại tọa lạc.

Được tổ chức bởi Hiệp hội Guru Padma Sambhava Society, lễ hội tâm linh 12 ngày bao gồm cả việc tụng 120 triệu câu chú Vajra Guru Mantra. Đây là năm thứ ba Hiệp hội Guru Padma Sambhava tổ chức sự kiện này.

Pema Tshering, một tu sĩ Phật giáo nói rằng lễ hội cầu nguyện và tụng chú này nhằm để chúc lành cho hòa bình thịnh vượng chung của thế giới và lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Các lễ hội tôn giáo này được tổ chức bởi Hiệp Hội Guru Padma Sambhava. Bài chú này nhắm vào phúc lợi của tất cả chúng sinh trong suốt lễ hội Dusshera Puja, hàng ngàn sinh vật sẽ bị giết chết ở khắp nơi trên thế giới. Vì thế, để cứu vớt cho những chim chóc, thú vật, chúng tôi tụng các câu chú này cho sự lợi lạc và thịnh vượng của tât cả chúng sinh" Sư Pema Tshering, một tu sĩ Phật giáo, nói như trên.

Bên cạnh các tỉnh bang Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir, West Bengal và Assam, chư tăng và tín đồ từ Bhutan và Nepal cũng tham gia sự kiện.

Hiện tại, chúng tôi có khoảng 300 tu sĩ và 300 tín đồ và cho đến khi lễ hội chấm dứt, chúng tôi dự trù sẽ có hơn 1000 người và lễ hội này đã được thực hiện thành công trong vòng 3 năm qua với sự trợ giúp của chính phủ Sikkim, Buddha Tshering Tamang, Tổng thư ký của Hiệp hội Guru Padma Sambhava Society khu vực Namchi nói như trên.

Pho tượng Phật Liên Hoa Sắc mới dựng lên tại Samdruptse không chỉ là trung tâm hành hương mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Phật Liên Hoa Sắc được tôn kính như là một vị Phật thứ hai tại Sikkim, một tỉnh bang có con số cư dân đạo Phật lớn nhất.

----------------------------------------------------------------------------------

No. 2490 (Pham Dao dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tặng Lại Tiền Thưởng

The Post Chronicle. Ngày 24 tháng 9, 2009.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài sẽ tặng $50,000 tiền thưởng Giải Tự Do Quốc Tế cho một viện bảo tàng về quyền dân sự tại Memphis.

Tờ báo Commercial Appeals (Memphis) tường thuật trong ngày thứ Năm rằng vị lãnh tụ Phật giáo đã hiến tặng món tiền kèm theo với phần thưởng cho Viện Bảo Tàng Quốc Gia Về Quyền Dân Sự tại Memphis.

“Mọi cuộc xung đột nên được giải quyết bằng phương pháp bất bạo động”, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói qua lời của thông dịch viên trong lúc Ngài nhận giải thưởng tự do trong ngày thứ Tư.

“Bản thân chủ nghĩa độc quyền cũng đang luôn luôn thay đổi”, vị lãnh tụ hòa bình nói thêm khi được hỏi về các chế độ độc quyền.

Tờ Commercial Appeals nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham quan viện bảo tàng trước buổi lể trao giải thưởng cùng với Linh Mục Samuel Billy Kyles, ca sĩ India Arie và Benjamin L. Hooks, cựu tổng giám đốc Hiệp Hội Quốc Gia Cho Sự Thăng Tiến Của Người Da Màu.

Trong chuyến tham quan, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt một khăn quàng màu trắng trên một vòng hoa tưởng nhớ vị lãnh tụ của quyền tự do dân sự Martin Luther King Jr.

Sunday, September 27, 2009

ĐỀ TÀI CHO TUẦN LỄ 9: " THỊNH "

( Từ thứ Hai 28/09/2009 đến chủ nhật 04/10/2009 )

I. Thịnh suy có quan trọng với người tu Phật không ?

a. Thịnh suy là lẽ tất nhiên.
b. Dù là tự nhiên nhưng không phải là sao cũng được.
c. Đức Phật có quan tâm về lẽ thịnh suy không ?

II. Tăng thịnh ở cá nhân.

a. Sự trẻ trung, tài sản, danh vọng và trí tuệ.
b. Tám Pháp thế gian.
c. Con đường phát đạt.

III. Hưng thịnh của đất nước.

a. Trị quốc theo Chánh Pháp.
b. Nhân tâm thế đạo của một quốc độ phú cường.
c. Cộng nghiệp và biệt nghiệp.

IV. Hưng long của Diệu Pháp.

a. Những yếu tố khiến Chánh Pháp hưng thịnh.
b. Giới luật và sự trường tồn của Phật Pháp.
c. Vai trò của Tăng già.

V. Cái chung và cái riêng.

a. Con én có thể tạo thành mùa xuân thì không là én nữa
b. Những giá trị cao quí tồn tại thế nào ?
b. Những bài học lịch sử.

VI. Có gì trong cuộc huyễn hư ?

a. Nhậm vận thịnh suy như bố úy.
b. Tác hữu trần sa hữu.
c. Bồ đề bổn vô thọ.

VII. Ước vọng và trách nhiệm đối với sự hưng vong.

a. Tấm lòng tha thiết.
b. Muốn hay không thì cũng là trách nhiệm.
c. Giấc mơ một thời hoàng kim.

Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 09 năm 2009

Giảng Sư: ÐÐ Pháp Tân / Chư Tăng


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Lăng Già Nguyệt


Bài học: Tuần Lễ 8: VUI: "Bài VII. NIỀM VUI KHÔNG TÊN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Mina215, Tuyet Hanh, Anitya, Sangkhaly, Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Tri Dat, Dieu Nghiem, Vo Bat Phi, Bat Phong và các ops
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng
: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen.


Người post bài, clean Room: Mina, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Mina. (các Ops đk).

Trực room (op): Mina, Anitya, Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 27 tháng 09 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
ĐĐ Pháp Tân / Chư Tăng thuyết giảng Tuần lễ 8: VUI. "Bài VII. NIỀM VUI KHÔNG TÊN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tuần lễ 8: VUI

"Bài VII. NIỀM VUI KHÔNG TÊN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VII. NIỀM VUI KHÔNG TÊN


Khi nói đến cứu cánh an lạc, ngay chính phần đông người Phật tử, cố gắng vẽ ra một hình ảnh của trí tưởng tượng. Thật ra thì sự an lạc thật sự, kể cả niết bàn, đối với người tu tập dựa trên kinh nghiệm thực tại chứ không phải là sự suy diễn vẽ vời. Đó là sự an vui vượt trên tất cả sự vui thích. Thứ niềm vui không tên.

A. "Gánh nặng đặt xuống"

Với người tu tập thấy được hiện tượng danh sắc rõ ràng thì chắc chắn nhận thức được gánh nặng của năm uẩn. Cứ nghĩ về hình ảnh một người đi đường vai oằn gánh nặng đến lúc nào đó đặt được gánh nặng xuống thì hạnh phúc dường nào. Trong Tam Tạng kinh điển, sự giải thoát của một bậc Thánh thường được mô tả với cụm từ "gánh nặng đã đặt xuống, những gì nên làm đã làm". Phàm nhân có thể cảm nhận một phần ý nghĩa nầy với thí dụ một người đau răng khi được chữa khỏi hạnh phúc thế nào.

B. Diệt khổ là chân hạnh phúc

Trong Tương Ưng Bộ, Đức Phật dạy rằng có người xuyên tạc Ngài là hướng dẫn con đường đưa đến chổ hủy diệt. Ngài khẳng định: Như Lai chỉ dạy về sự khổ và sự diệt khổ. Khổ là vấn đề thiết yếu của đời sống. Sự diệt khổ là giải pháp cho vấn đề. Vấn đề khổ nạn được giải quyết thì "mình sẽ ra sao không phải là điều đáng truy cầu. Phàm nhân có thể hiểu được sự khổ và "cảm nhận" được khi khổ chấm dứt hạnh phúc ra sao nhưng nếu tưởng tượng cái gì sẽ xẩy ra sau đó thì là hoang tưởng. Hãy tạm gọi là một thứ an lạc không tên.

C. An lạc tối thượng

Niết bàn được gọi là sự an vui tối thượng (Nibbanam paramam sukham) là vì vượt ra ngoài tất cả chi phối của nghiệp duyên. Pháp hữu vi là vô thường, khổ não vì do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt. Niết bàn vượt ngoài tất cả những thứ đó. Nên chi phàm nhân thường hiểu sai Niết bàn do "lấy tự ngã đối chiếu với Niết bàn", do lấy ý niệm thi thiết giải thích niết bàn. Chúng ta nên khiêm tốn nhận rằng có những trạng thái không nằm trong lý luận và quan niệm bình thường. Cố gắng vẽ vời cái nằm ngoài sự hiểu biết dẫn đến sự mê chấp sai lầm.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân / Chư Tăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (... biên soạn): ... ?

...

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Tuần 9: THỊNH. "Bài I. THỊNH SUY CÓ QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI TU PHẬT KHÔNG ?", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.