Thursday, September 24, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2487 (Hạt Cát dịch)

Động đất làm hư hại

chùa cổ Phật Giáo tại Miến Điện

Burma -- Một trận động đất 5.6 đã xảy ra ở vùng Tây Bắc Miến Điện ngày hôm nay, làm hư hại những ngôi chùa được tin tưởng là xây dựng hồi thế kỷ 11.

Trận động đất trung bình xảy ra vào khoảng hơn 2 giờ khuya với đường kính khoảng 260 dặm phía Tây Bắc thủ đô thương mại, Yangon, Thein Htay, một viên chức của cơ quan Khí Tượng cho biết như trên.

Trận động đất lan ra một vài thành phố thuộc vùng Tây Bắc Magway Division, những khu vực này đều không phải là khu đông dân cư hay có nhiều cao ốc nên không xảy ra tai nạn.

Các cư dân báo cáo có hai ngôi chùa cổ Phật giáo ở khu Ohn Pwetaw và một ngôi bảo tháp ở Yay Nan Chaung bị hư hại, nói rằng các kiến trúc được tin tưởng là xây dựng hồi thế kỷ thứ 11 và được biết đến với những bức bích họa đầy màu sắc.

----------------------------------------------------------------------------------

No. 2488 (Pham Dao dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm

nơi Martin Luther King bị ám sát

Travis Loller – AP Writer. Ngày 23 tháng 9, 2009.


*Memphis, TN* -- Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng lần viếng thăm khách sạn nơi Martin Luther King Jr. bị ám sát buồn nhưng đầy khích lệ.

Vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng đến Memphis để nhận giải thưởng Tự Do Quốc Tế từ Viện Bảo Tàng Quyền Lợi Dân Sự Quốc Gia, sát nhập khách sạn Lorraine trong khuôn viên.

Đức Đạt Lai Lạt Ma dã quấn một dải khăn trắng lên trên một vòng hoa treo phía trên hành lang nơi King bị bắn vào năm 1968.

Ngài đã tham quan viện bảo tàng cùng với Mục sư Samuel Kyles, người có mặt cùng với King lúc ông ta bị bắn. Ông Kyles đã nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng trong 40 năm ông ta chưa hề tìm được ngôn từ nào để diễn tả cảm xúc của mình về ngày mà King bị sát hại.

“Đúng, anh có thể giết người có giấc mơ. Không, anh không thể giết hại giấc mơ được”, ông Kyles nói.

Ông Kyles nói phong trào đòi quyền dân sự cũng giống như cuộc đấu tranh của người dân Tây Tạng với Trung cộng để đòi hỏi nhiều quyền tự trị hơn.

“Giây phút lịch sử này cho chúng ta niềm tin sắc đá rằng ngày nay cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại bất công, phân biệt đối xử … bất chấp nhiều khó khăn và chướng ngại, có thể thành công”, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói.

Ngài nói rằng Ngài thường dùng tên của King như một ví dụ của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do mà đích thực là một nhà bất bạo động. Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ niềm lạc quan đối với tương lai của Tây tạng, nói rằng chủ nghĩa độc tài không thiết thực và đã lỗi thời.

“Trung cộng vẫn dùng một hiến chương, một hệ thống độc đảng như cũ, nhưng so với 30 hay 40 năm về trước, tình hình đã thay đổi rồi”. Ngài nói.