Saturday, October 31, 2009


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 10 năm 2009

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Tuyết Hạnh
/ ...

Bài học: TUẦN LỄ 13: UẨN: "VI. THỨC UẨN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Duong Tieu, Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Vo Bat Phi, Sangkhaly, Bat Phong, Quang Chau, Thanh Xuan Mai,
và quý Ops (tin tức). http://www.phapluan.net/ & www.dieuphappt.blogspot.com

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Tuyet Hanh.


Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố:
Tuyet Hanh / TN Nhu Nguyen.


Người post bài, clean Room:
Quang Chau / TN Nhu Nguyen.


Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ NS Liễu Pháp bận, nghỉ phép dài hạn.

________________ PT Bích Thu xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Bảy của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Bảy, ngày 31 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng Tuần Lễ 13: UẨN. "Bài VI. THỨC UẨN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần Lễ 13: UẨN

"Bài VI. THỨC UẨN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VI. THỨC UẨN.

A. Thức Uẩn là gì ?

Thức uẩn là nhóm nhận thức. Chữ thức - viññāṇa - có nghĩa là biết cảnh. Thức uẩn đóng vai trò thuần túy là biết cảnh trong lúc ba danh uẩn thọ, tưởng và hành thì luôn sai biệt vì nhiều lý do. Thọ uẩn chi phối bởi cái vừa ý hay không vừa ý; tưởng uẩn ô hợp bởi tập khí quá khứ; hành uẩn sai biệt bởi thiện, ác ... Thức uẩn, trái lại chỉ có một đặt tính là biết cảnh. Chính đặc tính "biết cảnh" khiến tâm thức trở thành đặc thù so với tất cả pháp hữu vi khác. " Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào" (Tăng Chi Bộ. HT Thích Minh Châu dịch). Do vì đặc tính nầy nên trong A Tỳ Đàm mặc dù có 121 thứ tâm nhưng có thể tính là 1. Thức cũng đóng vai trò chủ vị còn thọ, tưởng, hành được xem là thuộc tánh của thức (đôi khi gọi là tâm sở hay sở hữu của tâm).

Có tất cả là sáu thức. Nhãn thức là cái biết của mắt hay thị giác. Nhĩ thức là cái biết của tai hay thính giác. Tỷ thức là cái biết của mũi hay khứu giác. Thiệt thức là cái biết của lưỡi hay vị giác. Thân thức là cái biết của thân hay xúc giác. Ý thức là của tâm nằm ngoài năm giác quan kể trên.

B. Những điều cần phân biệt

- Tuy nói thức chỉ có một không nên hiểu là một linh hồn hằng cữu xuất hiện ở mắt, tai, mũi, lưỡi ... tạo ra các giác quan. Tất cả tâm đều tồn tại trong từng sát na sanh diệt. Nhiều sát na kết thành tiến trình tiếp nối. Thức nương sanh ở căn nào thì lấy đó mà gọi thí dụ nhãn thức là cái biết của mắt.

- Năm thức đầu: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức biết cảnh một cách trung thực chứ không qua sự "nhồi nặn" thí dụ nhãn thức nhận biết cảnh sắc là vuông tròn, xanh, đỏ ...

- Đối tượng của ý thức là cảnh pháp. Cảnh pháp bao gồm tất cả cảnh ngoài sắc, thinh, khí, vị, xúc. Năm cảnh ngoại giới nếu được hồi tưởng thì được xem là cảnh pháp. Thí dụ

- Ý thức không thể gọi là "giác quan thứ sáu" vì cụm từ nầy chỉ cho một thứ linh cảm đặc biệt theo ngôn ngữ Tây Phương.

C. Quán niệm Thức Uẩn

Thức uẩn có thể hiện khởi trong khoảnh khắc với nhiều loại khác nhau. Một ngụm cà phê có thể bao gồm sắc (màu), hương (mùi thơm), vị (đắng, ngọt), xúc (nóng, lạnh), pháp (nghĩ tưởng). Trong thời gian ngắn ngủi có nhiều thức sanh khởi. Hành giả ban đầu cần chánh niệm thức uẩn qua hình thái thô thiển để nhận dạng thí dụ sự ưa thích với phong cảnh hay bày biện trang trí là nặng về thị giác; đam mê âm nhạc là nặng về thính giác; ưa thích ăn uống là nặng về vị giác ... Mỗi giác quan có nhu cầu riêng, đam mê riêng. Những khác biệt nầy giúp chánh niệm thức uẩn.

Một đặc điểm khiến hành giả quán niệm thức uẩn rõ ràng là tiết chế đối với sự hưởng dụng nhu yếu (ẩm thực, y phục, sàng tọa, dược phẩm). Khi thiếu thốn các giác quan sẽ đòi hỏi. Và nhờ đó hành giả nhận ra nhu cầu của các căn và thức.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín
từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

....

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng thuyết giảng Tuần 13: UẨN. "VII. NGŨ UẨN VÀ BÀI HỌC CHO CUỘC SỐNG", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Friday, October 30, 2009


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 10 năm 2009

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
TN Như Nguyện /
PT Bích Thu

Bài học: TUẦN LỄ 13: UẨN: "Bài V. HÀNH UẨN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Bich Thu, Anitya, Duong Tieu, Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Vo Bat Phi, Sangkhaly, Bat Phong, Quang Chau, Thanh Xuan Mai, Tinh Thuy, và quý Ops (tin tức)
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng
: Bich Thu, TN Nhu Nguyen.

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Tuyet Hanh.


Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố:
Tuyet Hanh / TN Nhu Nguyen.


Người post bài, clean Room:
Tuyet Hanh / Quang Chau.


Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ PT Bích Thu xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân
thuyết giảng TUẦN LỄ 13: UẨN. "Bài V. HÀNH UẨN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

TUẦN LỄ 13: UẨN.

"Bài V. HÀNH UẨN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:


V. HÀNH UẨN:


A. Hành Uẩn là gì ?

Hành uẩn là nhóm tạo tác của tâm thức. Chữ Saṅkhāra là một từ vựng được dùng với rất nhiều nghĩa trong kinh điển Phật giáo. Trong ý nghĩa hành uẩn thì sự tạo tác nằm trong phạm vi tâm pháp. A Tỳ Đàm nêu rõ hành uẩn là 50 trong 52 thuộc tánh của tâm. (Nghĩa là trừ đi thọ và tưởng trong số 52 thuộc tánh). Y cứ trên cách định nghĩa nầy thì chữ hành hay sankhara mang tính cách như từ "hữu cơ" trong sinh vật học. Tất nhiên trong trường hợp nầy dùng để chỉ riêng lãnh vực tâm. Dựa trên chi pháp có thể tìm thấy ba ý nghĩa của chữ hành ở đây:

1. Hành mang tính quyết định thiện hay bất thiện. Ý nghĩa nầy thường được tìm thấy trong nhiều bài kinh và sách.

2. Hành mang tính tạo tác nhân quả nghiệp báo. Trong ý nghĩa nầy thuộc tánh tư - cetana - được xem là chính yếu.

3. Hành có tính cách cơ năng nghĩa là đóng vai trò vận hành tất cả danh pháp đồng sanh theo một định hướng.

B. Vài điều nên biết thêm về từ vựng Hành - Saṅkhāra.

- Trong ý nghĩa rộng nhất, sankhara được dịch là pháp hữu vi, pháp hành, pháp tập hợp nghĩa là bao gồm ba phần tâm, thuộc tánh và vật chất.

- Chữ hành đôi khi mang ý nghĩa chức năng chủ yếu như thân hành (chỉ cho hơi thở), tâm hành (chỉ cho tầm hay khuynh hướng của tâm).

- Chữ hành cũng có nghĩa là tác nhân của nghiệp như trong các từ phúc hành, phi phúc ...

Còn nhiều ý nghĩa khác mà người học Phật cần phân định rõ khi sử dụng.

C. Quán chiếu Hành Uẩn

Trong tứ niệm xứ, sự quán sát hành uẩn được tìm thấy trong pháp quán niệm xứ. Đối với nhiều vị thiền sư đương đại thì sự quán chiếu nầy quan trọng nhất là chánh niệm thấy được "ý định" trước khi hành động. Thí dụ trước khi đổi tư thế hay làm việc gì đó thì đều bắt đầu bằng ý muốn. Sự quán chiếu nầy khi thuần thục sẽ có ba kết quả rõ rệt:

1. Phân biệt danh sắc (ý muốn là danh, cử động của thân là sắc).

2. Thấy được sanh diệt. Tức là sự bắt đầu và thay đổi của một sự trạng.

3. Thấy được sự liên đới của các pháp trong một thể tài của pháp quán niệm xứ. Thí dụ ban đầu biết là tham sau đó nhận rõ tại sao tham là một triền cái.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân
từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): Sa di Sukha đi khất thực với Ngài Xá Lợi Phất. Nhìn thấy người thợ chuốt tên, người đào mương dẫn nước vào ruộng, người đẽo gót bánh xe gỗ. Khi được biết mục đích của những việc này, Sa di Sukha suy nghĩ: Những thứ đó vốn vô tri mà uốn nắn được thì tâm cũng có thể tu tập được. Tâm được điều phục tất lợi lạc. Rồi vì đó xin phép trở về Tinh xá khai triển tuệ quán. Y cứ câu chuyện trên, câu nào dưới đây được xem là đúng ?

a. Tâm có thể được điều phục.
b. Nghiệp có thể chuyển dời.
c. Hành động có thể lựa chọn.
d. Ba câu trên đều đúng.

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng TUẦN LỄ 13: UẨN. "VI. THỨC UẨN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2523 (Pham Dao dịch)

Tám Nhân Vật Thắng Giải Nobel

Ủng Hộ Chính Nghĩa Tây Tạng

Báo Tin Tức Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 27 tháng 10, 2009.

Tân Đề Li -- Tám nhân vật thắng giải Nobel trong hôm thứ Ba đã bày tỏ lòng ủng hộ đối với vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và cuộc đấu tranh bất bạo động của Ngài cho một “nền tự trị có ý nghĩa,” theo một tuyên cáo được đăng tải trên trang nhà của chính phủ lưu vong Tây tạng.

Bản tuyên cáo được trao tận tay đến Đức Đạt Lai Lạt Ma bởi 3 trong số các nhà thắng giải Nobel – Jody Williams, Shirin Ebadi và Mairead Maquire – trong một buổi lể công cộng tại Dharamsala, nơi mà vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng đang sống lưu vong.

Những nhân vật khác đã ký bản tuyên cáo là Tổng Giáo Mục Desmond Tutu, Rigoberta Menchu Tum, Adolfo Perez Equivel, Betty Williams và Wangari Maathai.

Bản tuyên cáo nói rằng trong 50 năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây tạng đã tiến hành một cuộc chiến tranh ôn hòa để bảo tồn nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, và đặc tính cổ xưa của họ.

‘Trong lúc vấn đề Tây tạng vẫn còn chưa được giải quyết và người Tây tạng vẫn tiếp tục chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt và áp bức tại Tây tạng, chúng tôi, với cương vị là những nhà thắng giải Nobel Hòa Bình, muốn bày tỏ niềm quan tâm sâu sắc của chúng tôi về sự tồn tại của nòi giống Tây tạng và bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đến với Đức Đạt Lai Lạt Ma vì những nỗ lực bất bạo động của Ngài để tìm được một nền tự trị có ý nghĩa cho người dân Tây tạng’.

‘Chúng tôi thúc dục nhà cầm quyền Trung cộng phải có những hành động tức thì và có tính cách xây dựng để giải quyết tình trạng của Tây tạng và chấm dứt những chính sách áp bức đang tiếp tục làm cho người dân Tây tạng ngày càng lạc hậu và nghèo đói ngay trên mảnh đất của chính họ’, bản tuyên cáo nói thêm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã trốn thoát đến Ấn Độ vào năm 1959 sau khi quân Tàu xâm chiếm Tây tạng, cổ xúy cho một chính sách tìm kiếm một nền tự trị rộng lớn hơn cho người dân Tây Tạng ngay trong Trung cộng thay vì một nền độc lập hoàn toàn.

Nhiều vòng đối thoại giữa đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và quan chức Trung cộng đã không dẫn đến nhiều tiến triển với việc Trung cộng rêu rao rằng vị lãnh tụ người Tây Tạng khuyến khích sự phân lập.

Tổng cộng có 140,000 người Tây Tạng sống lưu vọng, trong số đó có hơn 100,000 người cư ngụ tại Ấn Độ. Hơn 6 triệu người Tây tạng sống tại Tây Tạng.

Thursday, October 29, 2009


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 10 năm 2009

Giảng Sư: TT Giác Đẳng / Chư Tăng


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Tuyết Hạnh / PT ...


Bài học: Tuần lễ 13: UẨN. "Bài IV. TƯỞNG UẨN".

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, Thanh Xuan Mai, Quang Chau, Tinh Thuy, Duong Tieu, và các Ops khác
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Quang Chau, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ PT Bích Thu xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 29 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
TT Giác Đẳng / Chư Tăng thuyết giảng Tuần 13: UẨN. "Bài IV. TƯỞNG UẨN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 13: UẨN

"Bài IV. TƯỞNG UẨN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VI. TƯỞNG UẨN:

A. Tưởng Uẩn là gì ?

Tưởng uẩn là nhóm trải nghiệm của tâm thức. Chữ saññā được hiểu là nhận thức hay giải thích thực tại bằng kinh nghiệm quá khứ. Tất cả tri thức mà chúng sanh dùng giải thích và xử lý mọi hoàn cảnh đều có phần của những gì đã hấp thụ. Khả năng sử dụng ngôn ngữ là một thí dụ. Tưởng uẩn đôi khi được giải thích là ký ức. Điều nầy không chính xác. Tưởng uẩn bao gồm sự tri giác hiện tại bằng những gì đã trải nghiệm trong quá khứ. Ký ức chỉ là một phần của trạng thái đó. Kinh nghiệm, vốn liếng giáo dục, cảm quan, mỹ quan ... đều là những hình thái của tưởng uẩn.

B. Những vấn đề cần phải cẩn thận khi nói về Tưởng Uẩn

Chữ tưởng hay sanna cũng được hiểu đồng nghĩa với tâm thức. Thí dụ như cụm từ "phi tưởng phi phi tưởng" hoặc "vô tưởng".

Chữ tưởng - saññā - còn có nghĩa là tư duy như tưởng vô thường, tưởng tịch tịnh, tưởng bất tịnh ...

Tàng thức trong Duy Thức mặc dù có vài điểm tương đồng với trên phương diện ký tính với "tưởng uẩn" trong Tam Tạng Pāli. Không có một điểm nào tương tự như ý niệm "tàng trữ quá khứ" trong kinh điển Nguyên Thủy.

Một người mất trí nhớ không có nghĩa là không có tưởng uẩn. Chỉ đơn giản việc sử dụng ngôn từ đã nói về sự hiện hữu của tưởng uẩn cho dù nhất thời mất trí nhớ.

C. Sở tri chướng và hành giả tu tập

Từ sở tri chướng trong Phật giáo Bắc truyền thường chỉ tri kiến pháp học làm trở ngại sự thành tựu tuệ giác. Khái niệm nầy, một cách thú vị, có nhiều điểm tương đồng với "tưởng uẩn" trong kinh điển Pàlì. Tưởng uẩn có nghĩa là dùng kinh nghiệm đã qua giải thích hiện tại. Chính ở đó tạo nên thành kiến, định kiến. Kinh nghiệm quá khứ khiến chúng ta không thấy được thực tại "như thật" mà giải thích qua lăng kính quá khứ. Người hành giả tu tập chánh niệm là thực tập khả năng "lẳng lặng quan sát" mà không dùng định kiến để nhận thức.

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng / Chư Tăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố 1 (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

....

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng Tuần lễ 13: UẨN. "Bài V. HÀNH UẨN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2521 (Pham Dao dịch)

Ba Nhân Vật Thắng Giải Nobel Sẽ Gặp Mặt

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tại Dharamsala

IANS. Ngày 25 tháng 10, 2009.

Ba nhân vật thắng giải Nobel sẽ đến thăm thị trấn Himachal Pradesh vào thứ Ba để gặp mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma và bàn luận về những vấn đề liên quan đến hòa bình thế giới, một quan chức đã nói trong ngày Chủ Nhật.

“Nhà thắng giải Nobel Shirin Ebadi, Máiread Corrigan và Jody Williams sẽ tham gia buổi Hội Thảo Thanh Niên Hòa Bình (Ngày Lãnh Đạo và Hành Động) cùng với Đấng Thiêng Liên Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cuộc hội thảo sẽ được tổ chức tại ngôi trường tại Làng Trẻ Em Tây Tạng (TCV) vào thứ Ba”, ông giám đốc giáo dục của TCV Tenzing Sangpo đã nói với IANS.

Ông nói rằng trong cuộc hội thảo, những vấn đề liên quan đến hòa bình thế giới sẽ được thảo luận.

Sự kiện này cũng sẽ có sự tham gia của học sinh Tây Tạng lớp 11 và 12 từ những ngôi trường được TCV quản trị tại Ấn Độ.

“Mục tiêu của sự kiện này là để đào tạo nên những nhà lãnh đạo cho tương lai”, ông nói.

Shirin Ebadi là người Ba-tư đầu tiên và là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel. Bà thắng giải Nobel trong năm 2003 cho những nỗ lực của bà cho dân chủ và nhân quyền.

Máiread Corrigan và Betty Williams cùng nhau thành lập Cộng Đồng Nhân Dân Hòa Bình, một tổ chức cố gắng khuyến khích có một giải pháp ôn hòa cho những bất an tại Bắc Ái Nhĩ Lan. Cả hai nhân vật này cùng nhau thắng giải thưởng Nobel năm 1987, trong khi đó Jody Willams đã cùng người khác thắng giải thưởng Nobel Hòa Bình trong năm 1997 cho chiến dịch quốc tế cấm mìn chôn đất.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2522 (Hạt Cát dịch)

Thái Lan: Chính phủ quan tâm

sức khỏe yếu kém của chư tăng

By The Nation
Published on October 27, 2009


Quan tâm đến sức khỏe của hơn 40,000 tu sĩ ở khắp nơi trong nước có khuynh hướng suy sụp đã nhắc nhở cho Bộ Y Tế phải nhanh chóng cải thiện phương tiện vận chuyển các tu sĩ bệnh tật giữa Bệnh Viện Tu Sĩ và các bệnh viện thường dân tại Bangkok và vùng cao.

Bộ Trưởng Y Tế Witthaya Kaewparadai đã phát biểu trong một cuộc họp báo ngày hôm qua giữa khoảng 100 nhân viên của các bệnh viện và các cơ sở y tế về kết quả từ một cuộc thống kê trong năm qua trên sức khỏe của 80,945 tu sĩ của các miền ( trong con số 300,000 tu sĩ và sa di trên khắp nước). Trong khi có 44% tu sĩ khỏe mạnh thì có khoảng 56 % hoặc 45,333 tu sĩ được phát hiện không mạnh khỏe.

Khoảng 31 % hoặc 24,934 tu sĩ có sức khỏe yếu kém, bệnh tật, hầu hết là cao máu, cao mỡ máu, tiểu đường, béo phì, phù thũng. Khoảng 25% tu sĩ khác hoặc 20,396 tu sĩ ở trên bờ mé rơi vào tật bệnh, hầu hết là tim mạch và tiểu đường.

Ông Bộ Trưởng xác nhận rằng các tu sĩ và các sa di có thể được chữa trị miễn phí tại các bệnh viện nhà nước qua hệ thống y tế chung.

Bangkok cũng có Bệnh Viện dành cho tu sĩ, bệnh viện duy nhất trên thế giới đặc biệt dành cho tu sĩ và sa di.a

Ông nói sức khỏe của chư tăng, và những nhóm khác, sẽ được chăm sóc cẩn thận, với kế hoạch xây dựng 9000 bệnh viện cấp địa phương khuyến khích dân chúng giữ gìn sức khỏe và đào tạo 970,000 nhân viên và tình nguyện viên từ nay đến năm 2012.

Giám Đốc bệnh viện Tu Sĩ Waraporn Phumsawat nói 70% các ca chữa trị năm ngoái là tu sĩ và sadi bệnh tật từ miền cao. Những chứng bệnh kinh niên khổ sở cần sự chữa trị liên tục nếu không bệnh tật sẽ làm chết người hoặc trở thành tàn tật.

Bà bộ trưởng nói họp báo hôm qua nhằm mục đích thiết lập một hệ thống vận chuyển an toàn cho chư tăng giữa Bệnh Viện Tu Sĩ và các bệnh viện tại Bangkok và các vùng cao để cho họ có thể chữa trị và phục hồi ở gần chùa của họ.

Wednesday, October 28, 2009


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 10 năm 2009

Giảng Sư: NS Liễu Pháp
/ TT Giác Đẳng

Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: PT Dương Tiêu

Bài học: Tuần lễ 13: UẨN: "Bài III. THỌ UẨN"


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Tuyet Hanh, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, Vo Thuong 09, Duong Tieu, Thanh Xuan Mai, Quang Chau và các Ops khác
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Tuyet Hanh, Quang Chau. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ PT Bích Thu xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Tư của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Tư, ngày 28 tháng 10 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do NS Liễu Pháp / TT Giác Đẳng thuyết giảng Tuần lễ 13: UẨN. "Bài III: THỌ UẨN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tuần lễ 13: UẨN

"Bài III: THỌ UẨN"

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



III. THỌ UẨN:


A. Thọ là gì

Thọ uẩn là nhóm cảm thọ. Chữ thọ dịch từ Phạn ngữ Vedanā là một cân nhắc của những dịch giả tiên phong. Khi người ta nói đến vui buồn hoặc không vui không buồn thường chỉ cho "phản ứng có tính năng động" trong lúc chữ thọ có nghĩa là "nhận, chịu, được" như là một thứ "thụ động thể". Thật ra trong cách diễn tả từ kinh điển Phật Pháp thì thọ đúng nghĩa là nhận, chịu đối với hệ quả tự nhiên của xúc. Như các chi pháp: nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ ... Chính vì vậy Phật giáo Tây Tạng khi minh họa về thọ dùng hình ảnh của người bị tên bắn.

Thảo luận: Người ta thường nói "vui buồn do mình" hay nói cách khác là cảm thọ là do "thái độ phản ứng" của mình, điều nầy có đúng không ?

B. Những loại cảm thọ

Có năm thứ cảm thọ là khổ, lạc, ưu, hỷ và xã. Khổ là cảm thọ khó chịu của thân; lạc là cảm thọ êm ái của thân; ưu là cảm thọ buồn phiền của tâm; hỷ là cảm thọ vui sướng của thân; xã là cảm thọ thản nhiên. Nên hiểu thọ xã là một thứ cảm thọ không khổ, không lạc, không ưu, không hỷ nhưng không phải là không cảm thọ.

Đôi khi cảm thọ được chia làm ba không có sự phân biệt giữa thân và tâm. Khổ ưu là một, hỷ lạc là một và xã.

Cũng có một vài đoạn kinh, đặc biệt là khi nói về pháp hành, thì phân làm hai: cảm thọ thuộc vật chất và cảm thọ không thuộc vật chất.

Thảo luận: Có thứ cảm thọ nào "pha lẫn" như buồn vui lẫn lộn chẳng hạn ?

C. Quán niệm Thọ Uẩn

Dưới đây là một đoạn nói về thọ quán niệm xứ trích trong Trung Bộ Kinh (bản dịch của GHTGNTVN):

Nầy các Tỳ kheo, thế nào là quán thọ trên thọ ?

Nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi cảm thọ lạc, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc; khi cảm thọ khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ; khi cảm thọ không lạc không khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ.

Khi cảm thọ lạc thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc thuộc vật chất; Khi cảm thọ lạc không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc không thuộc vật chất.

Khi cảm thọ khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ thuộc vật chất; Khi cảm thọ khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ không thuộc vật chất.

Khi cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất; khi cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất.

Như vậy vị ấy quán thọ bằng nội thọ hay ngoại thọ hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thọ, quán tánh hoại diệt trên thọ hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thọ. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thọ với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thọ quán thọ.

Thảo luận: Trên phương diện cảm thọ thì thọ xã có được kể là một thứ "an lạc" không ?

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp / TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): Ca dao có câu: "Buồn tình đúng thật buồn tình / Không ai nói chuyện với mình cho vui". Cảm giác đó là thọ gì ?

a. Thọ ưu. Buồn là ưu.
b. Thọ xã. Vì không có gì vui chứ không phải có chuyện buồn.
c. Đúng ra là không có gì vui là thọ xã nhưng quen vui mà không có gì vui nên ... buồn
d. Nói cái nào cũng phải.

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
TT Giác Đẳng / NS Liễu Pháp thuyết giảng Tuần 13: UẨN. "IV. TƯỞNG UẨN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Tuesday, October 27, 2009


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 10 năm 2009

Giảng Sư: ÐÐ Tuệ Quyền / TT Tuệ Siêu


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: PT Thanh Xuân Mai / PT Tuyết Hạnh

Bài học: Tuần lễ 13: UẨN. "Bài II: SẮC UẨN"


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Mina, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, PT Delta74, và các Ops khác
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet, Mina, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet, Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Mina, Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.

________________ PT Bích Thu xin nghỉ phép dài hạn.