Monday, August 31, 2009


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 08 năm 2009

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: TN Như Nguyện / PT Bích Thu

Bài học: Tuần 5: THIỆN: "I. ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỆN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Bich Thu, Lang Gia Nguyet, Anitya, Mina, Duong Tieu (tin tức), Sangkhaly, Vo Thuong09, Tuyet Hanh, Thien An, Nguon Duc Hanh, Tri Dat, Vo Bat Phi, Bat Phong
. http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh, Mina. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Hai của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Hai, ngày 31 tháng 08 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Tuần 5: THIỆN. "ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỆN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tuần 5: THIỆN.

"ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỆN"
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.


Phần II:



I. Định nghĩa của THIỆN

Thiện là một ý niệm quan trọng với người Phật tử. Trong ba tiêu chí căn bản của đệ tử Phật là huân tập hạnh lành. Tam tạng kinh điển không những có nhiều định nghia về thiện mà còn xác định rất rõ thế nào là thiện theo lời Phật dạy.

a. Thiện theo Kinh Tạng

Định nghĩa chữ thiện - kusala - theo Kinh tạng mang tính ứng dụng: cái gì lợi ích cho mình, lợi ích cho người hoặc cho cả hai thì là thiện. Kinh Kālāmā chi tiết hơn: Này các Kālāmā, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kālāmā, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

b. Thiện theo Vi Diệu Pháp

Vi Diệu Pháp khi định nghĩa về thiện nhấn mạnh trạng thái của tâm thiện:

Pháp Thiện (Kusalādhammā) nghĩa là những pháp có tính chất tốt đẹp, khôn khéo, không bệnh hoạn, không tội lỗi, là nhân có quả vui.

Tất cả Pháp Thiện gồm có:

a) Tâm: 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới, 4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới và 4 hoặc 20 Tâm Thiện Siêu Thế.

b) Thuộc tánh: 13 Tợ Tha và 25 Tịnh hảo.

c. Vài sự khác biệt trong định nghĩa của Thiện giữa Phật Pháp và những quan niệm khác

Phật pháp không dạy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Nếu một điều có kết quả tốt thì quá trình thực hiện phải tốt.

Phật pháp không dạy thiện là trạng thái ngây thơ vô tội như câu "nhân chi sơ, tánh bổn thiện, tánh tương cận, tập tương viễn" mà là sự ý thức biết rõ những gì mình đang làm.

Phật pháp dạy lấy sự lợi ích, an lạc của chúng sanh làm căn bản của thiện. Nếu một người vì đạo giáo hay chủ nghĩa mà tàn hại chúng sanh thì không gọi là thiện.

Phật pháp không dạy thiện có được là do sự tiến hoá trong vòng luân hồi mà là điều phải được huân tu bồi đắp.


Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay:

Câu hỏi 1. Tại sao Vi Diệu Pháp dạy tâm tốt không hẳn là tâm thiện ?

Câu hỏi 2. Sự giận dữ đối với điều ác có thể gọi là thiện không ?

Câu hỏi 3. Chúng ta người phàm mắt thịt có thể thấy được "quả lành" của thiện không ?

Câu hỏi 4. Một người làm thiện nhưng không ý thức được điều đó là thiện thì có là thiện không ?

Câu hỏi 5. ... ?




D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): Trong câu Phật ngôn: "không làm ác nghiệp, tu tập hạnh lành, thanh tịnh tâm ý, là lời chư Phật" phần nào được xem là "hành thiện" ?

a. Câu thứ hai "tu tập hạnh lành"
b. Hai câu đầu. Làm lành lánh dữ đều là thiện
c. Cả ba câu đầu đều nói được chữ thiện
d. ba câu trên đều sai.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Tuệ Quyền / TT Tuệ Siêu thuyết giảng Tuần 5: THIỆN. "II. THIỆN TÂM", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.
Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2461 (Hạt Cát lược dịch)

Thị trưởng Đài Loan kêu gọi Đài Bắc

cấp chiếu khán cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Aug 26 07:34 AM US/Eastern

TAIPEI, Aug. 26 (AP) - (Kyodo) -- Các thị trưởng và quan tòa từ miền Nam Đài Loan hôm thứ Tư đã mời thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm để chúc phúc cho nạn nhân bão Morakot. Hai thị trưởng và các quan tòa của năm quận hạt đã ban hành một thiếp mời đến nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng lưu vong để mời Ngài viếng thăm Đài Loan từ 31 tháng 08 đến 03 tháng 09, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận lời, căn cứ theo văn phòng đại diện địa phương.

"Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải chỉ là một nhà lãnh đạo tâm linh, Ngài là biểu tượng chung của hòa bình và từ bi", một thông tư của chính phủ Cao Hùng nói như trên, với chữ ký của thị trưởng Cao Hùng nằm giữa các chữ ký khác. Cao Hùng, thành phố lớn thứ nhì của đảo quốc Đài Loan, bị ảnh hưởng cơn bão nặng nề.

"Chúng tôi tin tưởng rằng lời chúc phúc và nguyện cầu của Đức Đạt Lai Sẽ xoa dịu được các nạn nhân của trận thiên tai này".

Dawa Tsering, chủ tịch văn phòng đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Đài Bắc, đã xác nhận qua điện thọai rằng "Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời sang Đài Loan và Ngài đã chấp nhận thiệp mời". Ông từ chối luận bàn gì thêm. phát ngôn viên văn phòng tổng thống Đài Loan cũng từ chối luận bàn.

Một chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan sẽ ý nghĩa cho Đài loan bởi vì nhà Nobel Hòa Bình đã bị nhà cầm quyền Trung cộng gán ghép cho cái tội là là ly khai, điều đã khiến cho xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu hồi năm ngoái.

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hồi tháng 12 năm ngoái đã từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho Ngài, nói rằng thời điểm đó chưa thích hợp.

Đảng cầm quyền "Quốc Gia" do ông Mã Anh Cửu cầm đầu nỗ lực tránh né làm Bắc kinh nổi giận khi mà mối quan hệ đôi bên sau 60 năm thù địch đã trở nên ấm áp hơn. Trung cộng coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và cam kết sẽ thống nhất phần đất đảo nhỏ bé này với Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần.

Trong kiến nghị của họ, các nhà đối lập trong đảng Dân Chủ Cấp TIến đã kêu gọi chính phủ Mã Anh Cửu hãy cấp chiếu khán cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bảy khu vực nằm trong quyền hạn của họ bị cơn bão tàn phá nặng nề, khiến có khoảng 500 người chết và thiệt hại lên đến hàng tỷ UD khi nó quét qua đảo quốc này hôm 08 và 09 tháng 08 vừa qua.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2462 (Pham Dao dịch)

Lòng vị tha có thể đưa đến một cuộc sống

hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn

Paula Novak. Bản Tin Norwich. Ngày 24 tháng 8, 2009.

Có nhiều lúc trong cuộc sống của mọi người khi dường như ai cũng cảm thấy khó hoặc ngay cả không thể tha thứ được. Hầu hết chúng ta nhận ra nhu cầu của lòng vị tha để đạt được một sự phóng thích của những cảm giác bất thiện và tiếp tục cuộc đời của mình trong một phương hướng tích cực, nhưng thường thì rất khó để thật sự cho phép chúng ta hồi phục từ những vết thương cảm xúc.

Bước đầu tiên dẫn đến vị tha là nhận thấy được hành động tha thứ không đồng nghĩa với việc bao che cho những sự kiện hay tư cách đạo đức tai hại, và nó cũng không có nghĩa bạn sẽ quên đi những gì đã xảy ra cho mình.

Lòng vị tha có nghĩa là bạn hiểu rằng ôm ấp sân hận và niềm đau thương sẽ không giúp được gì cho bạn. Khi bạn có thể thoát ra những cảm xúc đó và giải thoát bạn khỏi những mối liên hệ năng lực tiêu cực (âm lực) với một sự kiện, nơi chốn hay cá nhân nào, bạn đã đạt được lòng vị tha.

Lòng vị tha sẽ đạt được dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy người khác lắng nghe, kính nể và hiểu bạn. Từ từ lắng nghe nổi đau khổ và buồn bực của bạn, trực tiếp giải quyết những cảm xúc nào thay vì chôn vùi chúng đi. Katherine M. Piderman viết rằng bạn cần phải “nhận ra được giá trị của lòng vị tha và sự quan trọng của nó trong cuộc sống của mình tại một thời điểm nhất định nào đó. Phản ảnh về những chi tiết của hoàn cảnh đó, cách chúng ta phản ứng, và sự kết hợp này đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ, và hạnh phúc của chúng ta như thế nào”.

Thiền là một công cụ hữu ích có thể giúp chúng ta học cách lắng nghe và hiểu những gì chúng ta cảm nhận.

Sự buông thả, tỉnh thức

Hành động thiền đem tâm của chúng ta vào một trạng thái sâu xa của sự buông thả và tỉnh thức. Thiền có thể được thực hành bằng nhiều hình dạng, từ thực hành Thiên Chúa Giáo cho đến Phật giáo nguyên thủy, vốn nhấn mạnh vào việc phát huy chánh niệm và sự tập trung trong trạng thái thiền định là một phần của việc theo đuổi Niết bàn. Thí nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau để quyết định cái gì tốt nhất đối với bạn.

Hãy nhớ rằng lòng vị tha không luôn có nghĩa là hòa giải, và sự đoàn tụ không phải là một sản phẩm nhất thiết của lòng vị tha. Người đó có thể đã qua đời, hoặc có thể đã gây ra cho bạn một tổn thương thể xác hay tinh thần. Mục đích của lòng vị tha là để xua đi năng lực của mối liên kết bất thiện với người đó đã đem lại cho bạn, và cho phép bạn trở lại làm chủ cảm xúc của mình.

Tất cả chúng ta đều lựa chọn con đường của mình trong cuộc sống - những ai không thể tha thứ có thể sống cả một cuộc đời trong day dứt, sân hận và nuối tiếc. Chủ động tha thứ những người khác, cũng như cho bản thân của chúng ta, giúp chúng ta sống tràn đầy an vui, thanh bình, tri ân và yêu thương. Tất cả chúng ta đều có những sự kiện đau thương trong kỷ niệm của mình; lòng vị tha giúp chúng ta giảm đi nổi đau và cho phép chúng ta hưởng một cuộc sống bằng các chú trọng vào những việc thiện.

Do sự tự do tinh thần mà nó cho chúng ta, lòng vị tha là một trong những năng lực hồi phục mạnh mẽ nhất chúng ta có thể phát triển ngay trong bản thân mình.

Sunday, August 30, 2009

ĐỀ TÀI CHO TUẦN LỄ 5: " THIỆN "

( Từ thứ Hai 31/08/2009 đến chủ nhật 06/09/2009 )

I. Định nghĩa của THIỆN.

a. Thiện theo Kinh Tạng.
b. Thiện theo Vi Diệu Pháp.
c. Vài sự khác biệt trong định nghĩa của Thiện giữa Phật Pháp và những quan niệm khác.

II. Thiện Tâm.

a. Ba nhân Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.
b. Tâm Tịnh Hảo và Tâm Thiện.
c. Khi Tâm Thiện không hẳn là Thiện Tâm.

III. Thiện Hạnh.

a. Thập Thiện.
b. Thập Phước hạnh.
c. Ba la mật hạnh.

IV. Thiện Pháp.

a. Thiện Pháp và Xã hội.
b. Thiện Pháp và Chánh Pháp.
c. Thiện Pháp và Cá nhân.

V. Huân tập Thiện Tâm.

a. Thiện hữu.
b. Thiện tầm.
c. Thiện xảo tư niệm.

VI. Khi Thiện không hẳn là Thiện.

a. Thiện mà không Thiện xảo.
b. Thiện chí mà không tạo thành Thiện hạnh.
c. Thiện tâm chướng duyên cho Thiền Tâm.

VII. Cứu cánh Chí Thiện hay không Thiện không Ác.

a. Thế nào là Chí Thiện.
b. Khi Thiện không nằm trong cảnh giới nhân quả.
c. Kỳ vọng của người Phật tử với thế giới này.

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 08 năm 2009

Giảng Sư: ÐÐ Pháp Đăng / Chư Tăng


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Lăng Già Nguyệt


Bài học: Tuần Lễ 4: DUYÊN: "Bài VII. HỮU DUYÊN VÀ VÔ DUYÊN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Mina215, Tuyet Hanh, Anitya, Sangkhaly, Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Tri Dat, Dieu Nghiem, Vo Bat Phi, Bat Phong và các ops
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng
: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen.


Người post bài, clean Room: Mina, Tuyet Hanh (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Mina. (các Ops đk).

Trực room (op): Mina, Anitya, Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 30 tháng 08 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng thuyết giảng Tuần lễ 4: DUYÊN. "Bài VII HỮU DUYÊN VÀ VÔ DUYÊN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tuần lễ 4: DUYÊN

"Bài VII. HỮU DUYÊN VÀ VÔ DUYÊN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VII. Hữu Duyên và Vô Duyên.

a. Duyên và Pháp Hữu Vi.

Pháp hữu vi hay pháp hành dịch từ chữ sankhara bao gồm danh pháp và sắc pháp nói rõ hơn là tất cả sự hiện hữu của đời sống dù là vật chất hay tâm.

- Tất cả pháp hữu vi đều được kết cấu bởi nhiều nhân, nhiều duyên cho dù là một đơn vị nhỏ nhất.

- Tất cả pháp hữu vi đều năng tạo và sở tạo có nghĩa là vừa tác động mà cũng bị tác động.

- Tất cả pháp hữu vi sanh do duyên thì diệt cũng cho duyên.

b. Duyên và Lý Vô Ngã.

Cái gì bị chi phối bởi nhiều nhân nhiều duyên thì cái đó là vô ngã như niềm vui nỗi buồn của mỗi người được tạo thành bởi nhiều lý do như tâm, cảnh, sức khỏe ... thì không nên nói là mình quyết định tất cả. Cái gì vô thường có sanh có diệt là vô ngã. Cái gì vừa tạo tác đồng thời cũng bị tạo thì cái đó phải vô ngã. Giáo lý duyên sinh và duyên hệ giải thích rõ bản chất vô ngã của thân và tâm. Điều nầy đặc biệt quan trọng với người tu tập thiền quán.


c. Niết Bàn và "Vô Duyên"

Niết bàn một thực thể trong các pháp chân đế. "Có cái bị sanh, già, đau, chết, hệ lụy chi phối thì phải có cái hoàn toàn ngược lại không bị sanh, già, đau, chết, hệ lụy chi phối. Trái với cách dùng bình thường, Niết bàn không phải là một quả chứng. Ngài Walpola Rahula thí dụ: "Có con đường dẫn đến hòn núi nhưng không nên nói là con đường tạo ra hòn núi". Niết bàn không do duyên tạo nên không bị duyên chi phối.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay:

Câu hỏi 1. ... ?

Câu hỏi 2. ... ?

Câu hỏi 3. ... ?

Câu hỏi 4. ... ?




D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ... ?

...

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
TT Tuệ Siêu / ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Tuần 5: ... "I. ... ", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Saturday, August 29, 2009


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 08 năm 2009

Giảng Sư: ÐÐ Pháp Tân / ÐÐ Pháp Tín


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Mina / PT Tuyết Hạnh


Bài học: Tuần 4: DUYÊN: "Bài VI. DUYÊN PHẬN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Anitya, Minh Chau, Mina215, Sangkhaly, Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Tri Dat, Dieu Nghiem, PT BatPhong2008 và các ops
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng
: Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).


Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố:
Tuyet Hanh. (đk).


Người post bài, clean Room:
Tuyet Hanh, Mina. (các Ops đk).


Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Bảy của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Bảy, ngày 29 tháng 08 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do
ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng TUẦN LỄ 4: DUYÊN. "Bài VI. DUYÊN PHẬN", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

TUẦN LỄ 4: DUYÊN.

"Bài VI. DUYÊN PHẬN"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



VI. DUYÊN PHẬN.

Chữ duyên phận ở đây được dùng mang tính thường thức hơn làm thuật ngữ chuyên môn của Phật học. Tuy vậy những cách hiểu dưới đây hoàn toàn phù hợp với Phật Pháp và được dùng rất rộng rãi bởi người Phật tử.

A. Thiện Duyên

Là cơ duyên hỗ trợ cho một người được làm các việc thiện, gặp bậc thiện trí hay đi xuất gia dễ dàng ... Những trường hợp thường ghi nhận trong kinh là người mời gọi người khác cùng làm việc lành thì đời sau sanh ra có thân quyến, bằng hữu thiện trí. Người khuyến khích trợ duyên người khác tu tập thì sau nầy gặp nhiều thuận duyên trên đường giải thoát. Người sống với bốn nhiếp pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự về sau có khả năng ảnh hưởng, nhiếp hóa, dẫn đạo đám đông. Trái lại ai làm ngược những điều kể trên thì sau nầy thường gặp nhiều nghịch duyên chướng ngại.

B. Phúc Duyên

Là những quả vị thù thắng do nghiệp lành đi chung với nguyện lực. Những cương vị như Thượng Thủ Thinh Văn của Đức Chánh Đẳng Giác, đệ nhất nam nữ cư sĩ đệ tử Phật, bậc Thủ Khố Chánh Pháp ... đều là những phúc duyên thành tựu do ý muốn (chanda) mạnh mẽ sau đó thể hiện bằng hạnh lành với nguyện lực tha thiết dẫn đến phúc duyên cao quí.

C. Tương Duyên

Là quan hệ giữa chúng sanh nầy với chúng sanh khác có thể là thiện hay bất thiện. Thương nhau hoặc ghét nhau đều tạo thành tương duyên. Tạo oan kết hay giúp đỡ cho người nào cũng tạo tương duyên với người đó. Những quyến thuộc hay hội chúng của chư Phật Toàn Giác đều là những chúng sanh đã từng cùng tác tạo nghiệp lành trong quá khứ. Ngược lại cũng có những oan khiên đeo đẳng nhiều đời giữa người nầy với người kia do nghiệp quá khứ mà ra.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín
từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (TT Giác Đẳng biên soạn)

Câu hỏi 1. Một người thế nào được gọi là "hữu duyên được Phật tế độ" ?

Câu hỏi 2. Tại sao có người tu tập gặp nhiều chướng duyên hơn người khác ?

Câu hỏi 3. Tại sao có người làm ăn dễ thành công trong lúc người khác thì thường thất bại ?

Câu hỏi 4. Làm sao để giải trừ oan trái với chúng sanh khác ?




D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): Điều nào dưới đây được tìm thấy trong kinh điển nói về tương duyên tốt đẹp giữa chúng sanh với chúng sanh khác:

a. Chia sẻ sự hưởng dụng tài vật
b. Chia sẻ sự tôn trọng bằng lời nói hòa ái
c. Chia sẻ cảm giác được quan tâm bằng cách nghĩ và làm vì lợi ích cho người
d. Chia sẻ trách nhiệm bằng cách cùng gánh vác công việc hay lý tưởng.
e. __________________________ .

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Đăng / Chư Tăng thuyết giảng Tuần 4: DUYÊN. "VII. HỮU DUYÊN VÀ VÔ DUYÊN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Friday, August 28, 2009


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 08 năm 2009

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân


Điều hợp thảo luận:
TT Giác Đẳng


Tri chúng:
PT Bích Thu / TN Như Nguyện


Bài học: TUẦN LỄ 4: DUYÊN: "V. DUYÊN HỆ (Phần II)"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh.

Xướng ngôn viên: Anitya, Duong Tieu, Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, VoBatPhi, Mina, Sangkhaly, Bat Phong và quý Ops (tin tức)
.
http://www.phapluan.net & www.dieuphappt.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng
: Bich Thu, Mina.

Người hoán chuyển bài, làm banner:
Tuyet Hanh.


Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố:
Tuyet Hanh / TN Nhu Nguyen.


Người post bài, clean Room:
Mina / TN Nhu Nguyen.


Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): PT Nguon Duc Hanh xin nghỉ phép dài hạn.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 28 tháng 08 năm 2009 Phật lịch 2553. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân
thuyết giảng TUẦN LỄ 4: DUYÊN. "Bài V. DUYÊN HỆ (PHẦN II)", với sự điều hợp của TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

TUẦN LỄ 4: DUYÊN.

"Bài V. DUYÊN HỆ (PHẦN II)"
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



V. Duyên Hệ (Phần II):


Văn tụng:

Do chủ tâm tạo tác
Ðó chính là nghiệp duyên
Trợ bằng cách thành tựu
Ðó gọi là quả duyên
Trợ bằng cách bồi dưỡng
Ðó gọi là thực duyên
Trợ bằng cách chủ trì
Ðó gọi là quyền duyên
Trợ bằng cách nung nấu
Ðược gọi là thiền duyên
Trợ bằng thế dẫn nhập
Nên gọi là đạo duyên
Trợ bằng cách thuận hợp
Nên gọi tương ưng duyên
Trợ bằng cách bất đồng
Là bất tương ưng duyên
Trợ bằng cách có mặt
Gọi là hiện hữu duyên
Trợ bằng cách vắng mặt
Chính là vô hữu duyên
Trợ bằng cách tách biệt
Ðược gọi là ly duyên
Trợ bằng cách không rời
Ðược gọi bất ly duyên.

Chú thích:

12. Nghiệp Duyên (Kammapaccayo)

Nghiệp - Kamma -
là vận tác có chủ trương. Nghiệp thường được hiểu là hành động tạo tác nhưng chính sự chủ trương hay thuộc tánh tư (cetana) mới là tác nhân. Nghiệp duyên là tác động bằng chủ trương tạo tác như người quyết định chính sách ảnh hưởng toàn bộ guồng máy của chính phủ.

13. Quả Duyên (Vipākā paccayo)

Quả - Vipākā -
là sự trổ quả của nghiệp. Sự chiêu cảm của nghiệp quả là chính ở các tâm quả và những tâm nầy tác động danh sắc liên hệ như sự tốt nghiệp của một học sinh sau bao nhiêu năm chăm chỉ học hành ảnh hưởng toàn bộ bối cảnh sống của mình,

14. Thực Duyên (Āhārapaccayo)

Thực - Ahara -
là sự dinh dưỡng hiểu theo cả hai ý nghĩa cụ thể và trừu tượng. Có bốn dưỡng tố là: đoàn thực (thức ăn nuôi dưỡng thân), xúc thực (sự gặp gỡ giữa căn, cảnh và thức nuôi dưỡng cảm thọ), tư niệm thực (chủ tâm tạo tác nuôi dưỡng luân hồi), thức thực (tâm nuôi dưỡng sự sống). Thực duyên là tác động bằng cách thế nuôi dưỡng như phân, đất đối với cây.

15. Quyền Duyên (Indriyapaccayo)

Quyền - Indriya -
nghĩa là cai quản, điều hành. Có những pháp trong danh pháp hoặc sắc pháp nắm vai trò chủ đạo đối với pháp đồng sanh như Tín Quyền, Cần Quyền, Niệm Quyền, Ðịnh Quyền, Tuệ Quyền, Ý Quyền, Thọ Quyền (Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả), Mạng Quyền (danh) (Vị Tri Quyền, Dỉ Tri Quyền và Cụ Tri Quyền thuộc về Tuệ Quyền) .... Quyền Duyên là tác động bằng thế điều hành như vị giám đốc đối với công ty.

16. Thiền Duyên (Jhānapaccayo)

Thiền - Jhana -
là sự nung nấu thiêu đốt pháp đối nghịch. Năm chi thiền tầm, tứ, hỉ, lạc và định đối trị tham, sanh, hôn thùy, hoài nghi, phóng dật. Những chi thiền thuần thục tạo thành các tầng thiền. Thiền duyên là tác động của sự nung nấu thiêu hủy trạng thái đối lập như năng lực tập trung của định trừ sự vọng mống của tham.

17. Ðạo Duyên (Maggapaccayo). (*)

Đạo - Magga -
là con đường. Ở đây được hiểu la sự khai thông dẫn nhập. Tâm đạo, chi tiết hơn là những "chi đạo": chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, trong các tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo chọc thủng vô minh và liễu ngộ niết bàn. Đạo duyên là tác động của sự khai thông như sự mở đường đối với đoàn lữ hành bị bao vây bởi rừng hoang núi thẳm.

18. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo).

Tương ưng - Sampayutta -
là sự hòa quyện. Tất cả thành tố của tâm pháp đồng sanh trong một sát na để mang đặc tính tương ưng với pháp đồng sanh. Tương ưng duyên là tác động bằng thế hợp tác như một người biết làm việc thì biết phối hợp với các đồng nghiệp trong công việc.

19. Bất Tương Ưng Duyên (Vippayuttapaccayo).

Bất tương ưng - Vippayutta -
là sự độc lập của các cá thể. Có những trường hợp chính sự khác biệt giữa những pháp đồng sanh trong danh sắc lại có giá trị. Bất tương ưng duyên là tác động bằng các khác biệt như ý kiến khác biệt của triều thần giúp cho vua nhiều hơn là lúc nào cũng "hoàng đế anh minh".

20. Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo).

Hiện hữu - Atthi -
là sự có mặt. Sự có mặt của những thành phần trong danh pháp và sắc pháp giúp cho các pháp đồng sanh. Hiện hữu duyên là tác động bằng sự có mặt, thí dụ sự hiện diện của một yếu nhân làm cho buổi lễ long trọng.

21. Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo).

Vô hữu - Natthi -
là sự vắng mặt. Có những sự vắng mặt của các pháp cần thiết để "nhường chỗ" cho pháp khác sanh. Vô hữu duyên là giúp bằng cách khiếm diện như đôi khi cha mẹ giúp cho con trưởng thành bằng cách để cho con giải quyết khó khăn một mình.

22- Ly Duyên (Vigatapaccayo).

Ly - Vigata -
là rời xa. Trong diễn trình của tâm thức sự sanh dẫn đến diệt và sự diệt cái nầy cũng dẫn đến sanh cái kia. Ly duyên là trợ bằng cách xa lìa, như vị tiên vương đi tu nhường ngôi cho tân quân trẻ tuổi.

23. Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo).

Bất ly - Avigata -
là sự gắn bó, không rời nhau. Đối ngược với ly duyên, có những trường hợp chính sự kết chặt của tâm pháp hay sắc pháp có tác dụng. Bất ly duyên là sự trợ giúp bằng cách không rời bỏ như sự keo sơn gắn bó của hai vợ chồng trong cơn hoạn nạn giúp vượt thắng trở lực.

Danh sách duyên hệ là 24 nhưng ở đây chú thích 23 vì có thêm "đẳng vô gián duyên" có ý nghĩa giống như vô gián duyên.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tín / ĐĐ Pháp Tân
từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (Bài thuyết giảng dài, không có phần Pháp đàm)

Câu hỏi 1. ... ?

Câu hỏi 2. ... ?

Câu hỏi 3. ... ?

Câu hỏi 4. ... ?



D. Đố vui

Câu đố (TT Giác Đẳng biên soạn): ...:

....

________________________________________

Phần IV:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe
ĐĐ Pháp Tân / ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng TUẦN LỄ 4: DUYÊN. "VI. DUYÊN PHẬN", chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.