Tuesday, August 4, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2431 (Pham Dao dịch)

Tôn giáo tại Bắc Hàn.

Harry Floyd. The Examiner. Ngày 30 tháng 7, 2009.

Kim Jong-il, được gọi là “Lãnh tụ thân mến” tại Bắc Hàn, cai trị một chế độ gần giống như chế độ Stalin nhất trên thế giới hiện nay. Bản hiến chương của Bắc Hàn rêu rao có tự do tôn giáo.

Tuy nhiên phần lớn người dân của quốc gia này không có tôn giáo, nghĩa là họ không thực hành một tôn giáo nào cả, không quan tâm đến tôn giáo, hoặc chống lại tôn giáo. Bình thường thì điều này cũng được thôi, nhưng nó không bình thường khi tình hình tại Bắc Hàn được tìm hiểu môt chút kỹ lưỡng hơn.

Nhóm Băng đảng Cá Tính. tại Bắc Hàn đặt lãnh tụ Kim Jong-il trên hết tất cả. Chủ thuyết của hắn ta thay thế cho tư tưởng tâm linh tại Bắc Hàn. Khó mà biết được người dân thật sự nghĩ gì khi họ đang sống trong một quốc gia với sự hiện diện của sự độc đoán cực quyền. Phật giáo có thể được coi là tôn giáo thế giới được thực hành nhiều nhất tại Bắc Hàn, nhưng phần lớn những chùa chiền vẫn đơn thuần là những cống vật cho lịch sử quốc gia. Thiên chúa giáo có mặt ở đây nhưng chỉ khoảng 1-2% của tổng số dân. Khi Thiên chúa giáo lần đầu tiên đến quốc gia này, nó bị cấm bởi một chính phủ mà đã có thể giúp tôn giáo này trở thành một tôn giáo thiểu số như hiện nay. *. Ngày nay, chế độ Bắc Hàn quan niệm Thiên chúa giáo là chia xẻ quan niệm với thế giới phương Tây và nhắm triệt tiêu nó.*

Sự thật rằng Kim Jong-il và sự cai trị của hắn ta không ủng hộ tự do tôn giáo bởi vì điều đó có nghĩa rằng ủng hộ một cái gì mà không được chế độ chỉ thị. Thay vào đó, hắn ta thay thế tôn giáo và tâm linh tại Bắc Hàn bằng sự hiện hữu và mộng tưởng của chính hắn ta.

Source:

http://www.examiner.com/x-14768-DC-Interfaith-Spirituality-Examiner~y2009m7d30-Religion-in-North-Korea

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2432 (Tuệ Minh dịch)

Kho báu Phật giáo Mông cổ

được phát hiện sau 70 năm thất lạc

Christopher Szabo. The Digital Time. Ngày 2 tháng8, 009.

Một kho báu Phật giáo được cho là bị thất lạc trong 70 năm đã được phát hiện trên vùng sa mạc tại Mông Cổ. Một tăng sĩ Phật giáo đã chôn cất 64 thùng báu vật tại sa mạc Gô-bi trong thời gian thanh trừng do Xô Viết và Cộng sản Mông Cổ gây ra trong thập niên 1930.

Đài BBC nói rằng những cái thùng chứa các tôn tượng, văn tự và những sở hữu vật cá nhân của một tăng sĩ nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19, Dazan, Ravjaa. Những báu vật này được chôn cất bởi một tăng sĩ có tên là Tudev. Vị tăng sĩ sau này đã truyền lại bí mật cho cháu trai của Ngài, và người này đã khai quật một vài thùng báu vật trong thập niên 1990 và đã mở một viện bảo tàng tại một thị trấn nhỏ miền nam Mông Cổ có tên là Sainshand, 400 cây số phía Nam của thủ đô Ulan Bator.

Hiện nay, một nhóm hỗn hợp Áo-Mông Cổ đã phát hiện được thêm 2 thùng báu vật. Người trưởng nhóm Michael Eisenreigler đã mô tả những phát hiện là “những mỹ vật Phật giáo tuyệt vời nhất”.

Ông ta đã nói thêm “Đây là một giá trị vô cùng lớn lao cho văn hóa Mông Cổ bởi vì Phật giáo gần như đã bị tuyệt chủng dưới thời Cộng sản, đặc biệt trong khoảng thập niên 1930. Bây giờ tôi đã kiệt sức nhưng tôi cũng rất hoàn toàn thán phục với những gì tôi đã chứng kiến”.

Vẫn còn khoảng 20 thùng báu vật đang còn được chôn giấu trên sa mạc.

Nguồn gốc của Phật giáo Mông cổ có thể được tìm thấy tại Tây Tạng và đã đi ngược lại thời gian vào khoảng thế kỷ thứ 16 khi một lãnh tụ người Mông Cổ đã yêu cầu sự ủng hộ về tâm linh từ vị Đạt Lai Lạt Ma vào thời bấy giờ.