Saturday, October 24, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2517 (Hạt Cát dịch)

Thái Lan: Câu chuyện của Sư Non

Monday, October 19, 2009

Thái Lan -- Hiện Sư đang sống ở một ngôi chùa trong rừng ở Sakol Nakorn. Gần đây, sư nói với một người bạn "Làm phim là một hình thức tái trả nghiệp". Người bạn lắng nghe, cân nhắc, và tin tưởng không gợn chút xao động nào trong tâm rằng đấy là sự thật.

Sư Non, hay Thanon Sattarujawong trước khi làm cái quyết định quấn vào thân mình chiếc tăng y Phật giáo, đã một lần được chào đón như là một trong những nhà quay phim tài ba nhất nước. Sau khi tốt nghiệp phân khoa điện ảnh Đại Học Thammasart, anh trở thành nhân vật đầu tiên nhận được Học Bổng Hoàng Gia để học về ngành làm phim tại New York University - Những học bổng quý giá theo truyền thống chỉ dành để thực hiện những công trình hữu ích hơn, như là kỹ sư hoặc nghiên cứu y học. Khi anh trở lại, anh là một chuyện viên nhiếp ảnh cho các chương trình thương mại của truyền hình. Anh cũng đã sản xuất nhiều phim ngắn có phẩm chất, anh đã làm phim "Hạnh phúc của Kati" cho bạn bè anh, và trước khi anh trở thành một nhà sư một vài tháng trước, anh đã cố gắng gây quỹ cho lần ra mắt như là một đạo diễn.

Anh yêu cầu tôi đọc kịch bản của anh: nói về một nhà nhiếp ảnh cao ngạo, người đã đi vào rừng để gặp gỡ người cha xa lạ của anh ta, và, trong khi dính chết trong rừng, nhận ra sự vô thường vô vọng của thế giới và trở thành nhà tu.

Tôi biết rõ Thanon, lúc làm lúc nghỉ, khoảng 4 năm, và người thanh niên thiên tài được dành sẵn một tương lai rực rỡ như thế luôn luôn muốn bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng để tìm kiếm một tâm linh cao hơn trong tấm y tăng màu nghệ. Mọi người luôn nhắc anh phải nghĩ lại. Và có thể anh đã nghĩ lại. Nhưng khi tôi nghe một ngày nọ rằng anh đã rời Bangkok để thọ giới tại một ngôi chùa ở miền quê hẻo lánh NorthEast, không một lời từ giả, không một buổi tiệc chia tay nào với bạn bè, nó không giống như anh đã làm một chuyện liều lĩnh, mà nó giống như việc tự nhiên nhất. Nó giống như định mạng vậy.

Làm phim là một hình thức trả nghiệp bởi vì khi bạn làm phim, bạn luôn mong muốn có chuyện xảy ra. Không chỉ là xảy ra, mà xảy ra đúng như chiều hướng bạn mong muốn, và không vì một nguyên nhân nào khác hơn là nó chỉ xảy ra cho ống kính. Tham muốn, như tất cả chúng ta đã biết, là khổ. Và cứ tiếp tục tham muốn nhiều hơn, tiếp tục theo đuổi cái viễn cảnh trong đầu óc bạn, cái viễn cảnh sẽ chịu hy sinh trên bệ thờ khủng khiếp của nghệ thuật, hoặc điện ảnh, là đầu mối khiến bản thân bạn liên tục khổ đau, bởi vì chẳng cần biết bạn tài ba tới đâu hoặc là chuyên viên thu hình, hoặc là đạo diễn, không có ống kính nào khả dĩ có thể thỏa mãn ước vọng chính xác của bạn

Sư Non rất là đúng: Làm phim nghĩa là sống ích kỷ. Không đề cập rằng kết quả cuối cùng - một bộ phim, không cần biết nó hay cỡ nào - là một bản toát yếu của vô thường, Điện ảnh để dành cho việc gì nếu không là một loạt ảo tưởng được chiếu qua ánh sáng, hoặc tệ hơn, một bộ dữ liệu kỹ thuật số vô ảnh như là đa số những phim ảnh được làm ngày hôm nay.

Một số bạn bè sẽ đi thăm nhà sư Non, và lần nữa, yêu cầu sư nghĩ lại. Thật là ý tưởng dại dột, tại sao kéo một người từ một đời sống êm đềm trở lại với đời sống hỗn tạp. Từ thế giới vô ngã trở về thế giới đầy ngã tính. Nhà sư Non, tôi tin rằng, đã tìm được bình an - cái bình an mà sư một lần muốn đưa nó vào trong kịch bản không bao giờ có thể thực hiện và hình như nó không quan trọng nữa rồi. Sư không cần phải trở lại. Chúng ta có đầy đủ các nhà làm phim giỏi tại Thái Lan, Chúng ta không có đủ các nhà sư giỏi, tôi tin rằng Sư Non là một trong những nhà sư đó.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2509 (VPII-VHĐ)

Lời kêu gọi cứu trợ thiên tai của

GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ, VPII, VHÐ

...