Monday, September 7, 2009

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2467 (Pham Dao dịch)

Nebraska: Bộ môn Phật học

nhằm mở rộng nhãn quan văn hóa.

Kevin Zelaya. Nhật Báo Nebraskan. Ngày 31 tháng 8, 2009.

Yaroslav Komarovski sẽ bận rộn phá vỡ những ảo tưởng trong lớp học Phật giáo mới mẻ của ông.

Nebraska- Komarovski, một phụ tá giáo sư bộ môn nghiên cứu cổ điển và tôn giáo, sẽ dạy một khóa đầu tiên của trường Đại Học Nebraska tại Lihcoln chú trọng về Phật giáo trong mùa học này.

Một trong những ảo tưởng đã được nêu ra trong lớp học vào ngày thứ Sáu khi một sinh viên hỏi ông về Niết bàn, trạng thái được mong cầu trong Phật giáo. “Vậy thì khi vào Niết bàn, chúng ta sẽ không đi đâu nữa hết, ví dụ như thiên đàng ?”.

Niết bàng, sự hủy diệt của phiền não và sự khổ, gần giống như một trạng thái bình an, trái ngược với một hiện tượng thần thánh sau khi chết, Komarovski giải thích cho khoảng chừng 30 sinh viên trong lớp học của ông.

“Bạn có thể nghĩ về Niết bàn như sự diệt chủng”, Komarovski nói. “Bạn không đi đâu cả”.

Tái sinh và nghiệp là những chủ đề thảo luận khác của lớp học.

Con người và linh hồn của họ không được tái sinh, theo Phật giáo, bởi vì Phật tử không tin có linh hồn. Họ cũng không tin vào các tế bào hay cơ thể tồn tại trong thực tế, bởi vậy thay vào đó, tỉnh thức của một con người di chuyển (hay được tái sinh) từ đời này sang đời khác, Komarovski nói.

Nghiệp dính líu với cách sống mà các Phật tử sống trong lúc cố gắng để tiến đến Niết bàn, mặc dù không có những hình phạt nếu một Phật tử không thể sống theo lời dạy của Phật.

“Bạn làm những điều xấu xa, bạn phải trả giá cho những việc làm đó”, Komarovski nói.

Komarovski không thích gọi Phật giáo là một tôn giáo, tuy nhiên thay vào đó ông quan niệm Phật giáo là một triết lý được định nghĩa bởi 2 mức độ của thực trạng.

Mức độ thực trạng thứ nhất, mức độ bình dân, là thực trạng thế gian của con người, nơi chốn và vật thể. Trái lại, mức độ thứ 2, mức độ tột đỉnh, chỉ có thể đạt được qua những sự phân tích vào bản tính của các vật thể, do vậy dẫn đến giác ngộ và Niết bàn, ông nói.

Caitlin Ehlers, một sinh viên năm thứ 3 chuyên khoa ẩm thực, lớn lên với một căn bản Thiên chúa giáo, nói cô lấp lớp này bởi vì cô muốn nghiên cứu một nền văn hóa khác.

“Tôi muốn có thể liên hệ đến các nền văn hóa khác”, Ehlers nói. “Lớp học này làm cho các nền văn hóa khác có thể dể đến gần hơn”.

Với một lớp học giới thiệu về Phật giáo trong năm nay, khoa nghiên cứu cổ điển và tôn giáo đã đạt mục tiêu của nó trong việc mở dạy các khóa học về 5 tôn giáo chính: Đạo Do Thái, Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn độ giáo, trưởng khoa Sidnie Crawford nói.

Là một người gốc Nga, Komarovski nói rằng một sự hấp dẫn với văn hoá Á châu, như là các bộ phim võ và một thói quen tìm hỏi những câu hỏi triết lý từ lúc còn nhỏ, đã dẫn ông ta đến với Phật giáo.

Komarovski, người đã sống tại những tu viện Tây tạng tại Ấn độ và Nepal trong 9 năm, nói trong tương lai ông muốn dạy các lớp học Phật giáo cụ thể hơn, liên quan đến đạo đức Phật giáo và cái chết và hấp hối.

Ông nói ông hy vọng lớp học sẽ giới thiệu sinh viên của ông đến một cái gì đó mới mẻ.

“Tôi muốn họ mở rộng nhãn quan của họ về văn hóa và thế giới”, ông nói. “Tôi muốn họ phải thách đố những thành kiến về cuộc sống”.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
No. 2468 (Pham Dao dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn buổi cầu nguyện

đại trà tại Đài Loan, Trung cộng phản ứng

Amber Wang. AFP. Ngày 1 tháng 9, 2009.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn hàng ngàn người trong một buổi lễ cầu nguyện trong lần ra mắt công chúng đầu tiên kể từ khi đặt chân đến Đài loan, trong khi Trung cộng ra dấu hiện của sự bực tức của nó bằng cách đình hoãn hay giảm bớt một số sự kiện đã được dự định với bán đảo quốc gia này.

Vị lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây tạng đã xuất hiện trước một biển người gồm hơn 10 ngàn người trong một vận động trường tại thành phố miền nam Cao Hùng, cho thấy lòng hâm mộ Phật giáo của phần lớn dân cư trên bán đảo này.

Buổi lễ tại Vận động trường Cao Hùng chú trọng vào thảm hoạ giáng xuống trong tháng trước, khi cơn bão Morakot kéo vào từ khu vực Thái bình dương, để lại ít nhất 571 tử vong trên đường đi của nó.

“Mục đích của tôi là cầu xin phước lành và chống đỡ nổi bất hạnh cho các nạn nhân của cơn bão tố”, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

Vị Tăng sĩ 74 tuổi lập đi lập lại rằng chuyến viếng thăm của Ngài không có tính cách chính trị, tuy vậy chuyến đi này đã gặp sự phản đối mạnh mẽ tại Trung cộng, nơi coi Ngài là một “người ly khai” cỗ vũ nền tự do cho quê hương Hy Mã Lạp Sơn của Ngài.

Từ cái nhìn của Bắc kinh, việc Ngài viếng thăm hòn đảo mà Trung cộng coi là một phần lãnh thổ của nó, chỉ cho vấn đề xấu hơn, mặc dù hòn đảo này đang được thống trị một cách độc lập kể từ cuối cuộc nội chiến vào năm 1949.

Quan niệm của Trung cộng được ủng hộ bởi một nhóm nhỏ nhưng nhiều lời tại Đài loan, và vào buổi sáng thứ Ba những người ủng hộ thống nhất với đại lục đã có mặt tại Cao hùng và đã có lời qua tiếng lại với những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tuy vậy, ít ai trong số các tín đồ bên trong Vận động trường Cao Hùng có vẻ suy nghĩ gì về chính trị.

“Tôi rất cảm động rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Đài loan để thăm các nạn nhân của cơn bão”, Vivien Trần, một nhân viên ngân hàng, nói.

Một cư dân Cao Hùng đang đẩy người vợ trên chiếc xe lăng có một lý do rất rõ ràng để đến với buổi cầu nguyện.

“Chúng tôi đến đây để xin được phước lành trước cuộc giải phẩu ung thư cho vợ của tôi”, người đàn ông nói, không muốn tiết lộ danh tánh.

Chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lần thứ 3 đến Đài loan, xảy ra trong giai đoạn lúng túng cho chính quyền thân thiện với Trung cộng tại quốc gia này trong khi nó tìm cách củng cố quan hệ với một nền kinh tế hùng mạnh tại đại lục.

Tổng thống Mã Anh Cửu và các thành viên cao cấp của đảng cầm quyền đều ámchỉ rằng họ không có dự định gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong khi việc này có thể chống đở cho một phản ứng kịch liệt từ Bắc kinh, những thông báo đang cho thấy sự ra mặt của một số hành động của Trung cộng đối với cuộc viếng thăm.

Một phái đoàn ngân hàng Trung cộng, dẫn đầu bới phụ tá ngân hàng trung ương Su Ning, đáng lẽ đã đến đây vào ngày thứ Hai để tham dự một buổi hội thảo được bảo trợ bởi tổ chức tư nhân Hiệp Hội Tài Chính Đài Bắc, nhưng Trung cộng bất ngờ đình hoãn chuyến viếng thăm.

“Chúng tôi nhận được một cú điện thoại từ bọn họ nói rằng họ không thể tham dự. Họ nói họ phải đình hoãn chuyến viếng thăm vì lý do kỹ thuật và đã không cho biết thêm chi tiết. Nhưng tôi nghĩ rằng cô và tôi biết lý do tại sao rồi”, chủ tịch hiệp hội Sunny Châu nói với đài AFP.

Truyền thông địa phương cũng tường trình rằng Trung cộng sẽ không tham gia buổi lễ khai mạc Deaflympics tại Đài bắc, hay còn gọi là Thế Vận Hội cho người Điếc.

“Bắc kinh đã sỉ vã Đài loan vì quốc gia này đã cho phép chuyến viếng thăm xảy ra, nhưng nó cũng chỉ làm như vậy trong một phương cách có tính toán để che chở cho ông Mã, người vẫn còn tối trọng cho thiết kế thống nhất của lãnh đạo Trung cộng”, tờ Thời Báo Đài Bắc nói trong phần bình luận.