Saturday, March 20, 2010

Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.lopphatphap.net/)


No. 2591 (Hạt Cát dịch)


Ấn Độ: Giới trẻ Sikkim thất nghiệp

 được huấn luyện ngành Nghệ Thuật Phật giáo.


ANI, March 15, 2010

Gangtok, Sikkim (India) -- Bộ Thủ Công Nghệ Và Thêu Dệt Sikkim đang thực hiện việc huấn luyện cho giới trẻ thất nghiệp trong nỗ lực cổ vũ và bảo tồn nghệ thuật và thủ công Phật giáo dân tộc.

Học viện là một tổ chức độc đáo kết hợp cả đào tạo và sản xuất, cơ sở trải ra hơn 20 trung tâm tại Sikkim.

Thanh thiếu niên nam nữ trong lứa tuổi từ 14 đến 24, luyện tập kỷ năng của nghệ thuật truyền thống để làm sinh kế và xây dựng một tương lai tươi sáng. Không có nhiều cơ hội ở trong làng thôn này. Vì vậy, để xây dựng một tương lai tươi sáng, tôi phải đến học viện này để học hỏi nghệ thuật này. Trong học viện này chúng tôi học tập những kỷ xảo căn bản và cũng được nhận thù lao cùng lúc", Passand Bhutia, một học viên nói như trên.

"Sau khi được đào tạo, chúng tôi có thể ở lại làm việc trong học viện này trên một hợp đồng căn bản. Chúng tôi học hỏi thêm về nghệ thuật truyền thống của chúng ta đồng thời cũng xây dựng cho tương lai chúng tôi sáng sủa hơn", anh ta thêm.

Giới trẻ được huấn luyện trong ngành dệt thảm thủ công với các trướng, chăn màn, truyền thống, các bức mạn đà la, mặt nạ sơn thủ công và đồ chơi trẻ em.

Căn cứ theo Phụ tá Giám Đốc Chozang Lepcha, các học viên tiếp nhận một thù lao lhoảng 700 - 900 đồng rupees, con số có thể giúp cho các học viên có thể trở thành tự túc.

"Tất cả các học viên đến đây hoặc từ thành phố chúng tôi hoặc là từ những khu vực xa tít. Họ là những kẻ thất nghiệp hoặc bỏ học vì quá nghèo. Thế nên chính phủ đã cung cấp cho thù lao tùy vào thời gian được huấn luyện", Ông Chozang Leo nói.

Trong suốt năm đầu tiên được huấn luyện, các học viên nhận được một món tiền thù lao 700 rupees mỗi tháng và sau một năm họ sẽ nhận 900 rupees mỗi tháng. Tiền thù lao này được thanh toán trực tiếp cho họ để họ có thể trở thành độc lập và thoải mái trong sinh kế.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2592 (Tuệ Giang dịch)


Bộ Tôn Giáo Giúp Bảo Quản


 Những Ngôi Chùa Có Giá Trị Lịch Sử.

Candra Malik & Ulma Haryanto-March 16, 2010

Đáp lại lời kêu gọi của cách nhà lảnh đạo tôn giáo, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Indonesia, ông Suryadharma Ali nói rằng văn phòng ông sẽ giúp bảo quản những ngôi chùa có giá trị lịch sử trong nước.

Ông Suryadharma Ali phát biểu tại một buổi lễ vào hôm thứ hai tại chùa Prambanan thành phố Klaten rằng: "Trong quá khứ chính phủ coi các ngôi chùa về mặt du lịch và văn hóa. Thật ra, các ngôi chùa có biểu tượng tôn giáo rất quan trọng".

Ông cho biết văn phòng của ông sẽ làm việc với các cơ quan khác để nâng cao ý thức thưởng ngoạn của người dân, đồng thời khuyến khích họ chọn những ngôi chùa này làm nơi tín ngưỡng.

Các nhà lảnh đạo Ấn Giáo và Phật Giáo yêu cầu Bộ Tôn Giáo cùng bảo quản những ngôi chùa có giá trị lịch sử nêu trên với Bộ Văn Hóa và Du Lịch. Một trong những lời yêu cầu có đề cập đến việc miễn phí vào cổng cho các phật tử và người Ấn Giáo.

Mặc dù chưa chi tiết nào được công bố, quyết định có thể bao gồm những điều luật tương tự như ở chùa Borobudur gần đây, trong đó có việc cấm du khách mang đồ hở hang với lý do quang cảnh chùa là nơi tôn nghiêm.

Thống đốc vùng Central Java, ông Bibit Waluyo, nói rằng ông hy vọng chùa Prambanan sẽ trở thành khu trung tâm tín ngưỡng cho những người Ấn Giáo tại Indonesia và các nơi trên thế giới.

Ông nói thêm: "Xây dựng ngôi chùa Prambanansau cuộc động đất năm 2006 không nên chú trọng về mặt kiến trúc mà nên xem xét về phương diện tôn giáo, việc bảo tồn văn hóa, và phát triển kinh tế của cộng đồng lân cận bởi vì ngôi chùa này là biểu tượng du lịch tôn giáo".

Ông Suroso, giám đốc văn phòng Khảo Cổ Di Sản từ Bộ Văn Hóa và Du lịch nói rằng việc cùng bảo quản những ngôi chùa đó không phải là vấn đề xét trên phương diện giám sát và trùng tu. Điều đó đã có sẵn trong điều khoản làm việc của Bộ, "Ông cho rằng Bộ Tôn Giáo nên điều hành các vấn đề nghi lễ thôi, còn trùng tu và bảo quản vẫn là bổn phận chính của Bộ Văn Hóa và Du Lịch".

http://www.thejakartaglobe.com/home/religious-affairs-ministry-to-help-manage-historic-temples/364173 .