Friday, December 4, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2550 (Pham Dao dịch)

Từ Nguồn Gốc Của Các Loài

Cho Đến Sự Hủy Diệt Của Cái Ta

Paisarn Likhitpreechakul. The Nation. Đăng ngày 24 tháng 11, 2009.

Tránh qua một bên, Einstein. Cha đẻ của thuyết tương đối thường được người ta cho là đã từng nói nếu có một tôn giáo nào có thể thích hợp với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo.

Nhưng giữa tất cả những chi nhánh của khoa học, chính sinh học tiến hóa – thay vì lý thuyết của Einstein về luật tương đối hay trụ cột chính khác của vật lý hiện đại, vật lý lượng tử - có nhiều quan điểm đồng nhất với Phật giáo.

Hôm nay là kỷ niệm 150 năm ngày xuất bản cuốn sách “Nói Về Nguồn Gốc Các Loài” của Charles Darwin, một văn kiện đã giáng xuống Trái Đất Trung Tâm của sinh vật học như một hành tinh khổng lồ đã chấm dứt sự ngự trị của khủng long. Tác động của thuyết tiến hoá do sự chọc lọc tự nhiên đã phát ra những làn sóng khiếp đảm vẫn còn có thể cảm nhận được trong những khoa như vũ trụ học, người máy học, nhân loại học, triết học, kinh tế học và ngay cả chính trị.

Sinh học tiến hóa, trong những thập niên gần đây, đã gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về tình trạng của con người, lập lại nhiều trong số những lời dạy của Đức Phật. Trong “Kinh Potaliya”, Đức Phật đã so sánh những khoái lạc xác thịt - những thứ chúng ta không bao giờ có đủ - như những cục xương không thịt dính đầy máu mà ông hàng thịt vứt cho một con chó đói. Bây giờ, sinh học tiến hoá nói với chúng ta rằng sự đau khổ và khoái lạc là những cú đấm và cục xôi được chế tạo bằng di truyền để đưa đẩy chúng ta hướng về những gì mà những cái gen của chúng ta buộc chúng ta phải làm theo.

Để làm sáng tỏ việc cái gì đang thật sự chủ động, Richard Dawkins, thuyết lý gia Darwin nổi tiếng nhất thời nay, đã viết trong cuốn sách độc đáo “Cái Gen Ích Kỷ” vào năm 1976: “Chúng có trong tôi và bạn; chúng đã tạo ra chúng ta, thân thể và tâm thức; và sự bảo tồn của chúng là nhân tố căn bản rốt ráo cho sự tồn tại của chúng ta. Chúng đã phát triển rất nhiều, những thứ tái lập đó. Bây giờ chúng có tên là gen, và chúng ta là những cổ máy tồn tại của chúng”.

Các khoa học gia đã phát hiện một căn bản di truyền cho tất cả các thái độ của nhân loại, mặc dù người ta thú nhận rằng hiệu lực của các gen còn lâu mới giữ cho khỏi bị bất chuyển bằng nguyện vọng, giáo dục và văn hoá. Mặc dù như vậy, những khám phá này đã nêu lên những câu hỏi khó khăn cho các chính trị gia. Một người có thể chịu trách nhiệm cho một tội ác hay không nếu di truyền của người đó làm cho họ có bẫm sinh bạo lực? Phải đối xử như thế nào với những kẻ phạm tội xử dụng thuốc kích thích nếu họ bẩm sinh bị nghiện ngập ? Những câu hỏi như vậy chỉ là căn nguyên của những điều cần phải cân nhắc.

Nhưng còn thú vị hơn nữa là làm cách nào, trong sự chọn lọc thiên nhiên, mà những thứ “vô ngã” như sự cộng tác, thông cảm, đạo đức và lòng vị tha đã dấy lên – biết rằng đó là những nét dễ bị lợi dụng bởi những kẻ săn rình và ăn bám xã hội. Nói rằng nền văn hóa phải chịu trách nhiệm đặt ra câu hỏi làm cách nào nền văn hóa tự nó nảy sinh và quan trọng hơn nữa, tiếp tục tồn tại.

Những cuộc nghiên cứu mới đây đã cho thấy những sự thấu hiểu nối liền những hành động “vị tha” của thú vật với những lợi ích chẳng hạn như tương trợ lẫn nhau, tránh né hình phạt, tư lợi về sau, củng cố tiếng tăm và địa vị và, dễ chú ý nhất, gia tăng kết quả sinh sản. Lời giải thích độc đáo của Amotz và Avishag Zahavi về lòng vị tha tranh đua giữa những người Ả rập thích nói nhảm đã chứng minh rằng những con chim lớn mạnh có địa vị cao hơn và nhiều cơ hội sinh sản hơn - một sự đồng nghĩa sinh học với câu nói “những người tốt về đích trước”. Điều này giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của những phương pháp nhiều xã hội nhân loại hoạt động. Hầu hết các nền văn hoá từ lâu đã phát hiện ra rằng việc làm tốt nhất là trao quyền lực cho những người có những mẫu mực đạo đức cao cả nhất. Mặc dù không chính xác là sai trái, Chú Ben trong phim Người Nhện đã hiểu ngược khi ông nói, “Hãy nhớ rằng, quyền lực cao đi đôi với trách nhiệm cao cả”.

Tuy nhiên, những lời giải thích về tiến hoá như vậy đã gây ra một câu hỏi còn lớn lao hơn nữa. Nếu ngay cả những hành động cao quý nhất của chúng ta không tránh khỏi sự tư lợi, có phải lòng hảo tâm của con người chỉ là một cuộc du ngoạn của bản ngã được gắm điện bởi di truyền? Lòng vị tha thuần tuý có thể có được không ? Quan trọng hơn nữa, chúng ta có một nghị lực để đạt được lòng vị tha thuần tuý đó hay không ?

Triết lý Tây phương từ lâu đã nghĩ về nghị lực như là một vấn đề “được hết-hay-mất hết” - hoặc là tất cả nhân loại có tự do hoàn toàn trong quyền quyết định, hoặc thế giới là một buổi trình diễn được dàn dựng mà trung tâm đạo đức chỉ là một ảo tưởng. Nhưng triết gia Daniel Dennet, một nhà tiến hóa khác, mới đây đã tranh luận trong bài “Sự Tự Do Được Tiến Hóa” rằng tự do chọn lựa đạo đức của nhân loại chắc chắn phải tiến hóa trong một phương thức dần dà như sự tự do bay nhảy của chim chóc.

Tuy nhiên, từ khía cạnh của Phật giáo, lòng tự phụ vào nghị lực được ví như đặt cổ xe trước mặt ngựa. Đồng ý là lòng vị tha thuần túy có thể đạt được – như được biểu lộ bởi lý tưởng Bồ tát. Trong tiếng Thái có một thành ngữ, pid thong lang phra (để chiếc lá bằng vàng phía sau của một tấm hình Phật nơi nó sẽ được giấu khỏi tầm mắt) để biểu tượng cho những hành động tốt đẹp làm ra không cần được công nhận.

Sự tự do để đạt được điều đó, tuy vậy, không nên được ỷ lại, mà chính nó không là thua kém gì so với một mục tiêu. Thật sự nó là mục tiêu tối hậu để đạt đến giác ngộ (niết bàn). Trong “Kinh Maha Assapura”, Đức Phật đã so sánh sự an bình và tự do thoát khỏi những dục vọng trần tục và sự khổ liên hệ bằng cách nói rằng, “Giả sử một người bị bỏ tù, nhưng sau này người đó được trả tự do, được an toàn và bảo đảm, và giả sử một người trước đây làm nô lệ nhưng sau này được thoát cảnh nô lệ làm người tự do, có thể đi đến bất cứ nơi nào người đó muốn; khi xuy nghiệm về điều này, người đó sẽ vui sướng và đầy hạnh phúc”.

Ngay cả Thái tử Tất Đạt Đa, Đức Phật sẽ thành, là một thành phẩm của sinh học tiến hoá. Mặc dù những gen của chúng ta đã tiến hoá “trong thiên nhiên, thú lớn ăn thú nhỏ”, chúng ta không còn bị giam hãm bởi những gen dính máu này nữa. Chúng ta được trang bị với “khoảng cách”. Hơn bất cứ một con thú nào, người giữ gìn di truyền của chúng ta đã cho chúng ta một khả năng để tự phản chiếu (yonisomanasikara).

Điều này là khoảng cách tối đa mà sinh vật học có thể đưa chúng ta đến con đường tự do, nhưng chúng ta không đơn độc. Cho thấy con đường trước mặt trong “Kinh Kukkuravatika”, Đức Phật đã phân loại hành động (nghiệp) thành 4 loại: Tối, sáng, vừa tối vừa sáng, và không tối không sáng. Mặc dù 3 loại nghiệp đầu thuộc phạm trù đạo đức hoặc đúng hoặc sai hoặc giữa chừng, theo Đạo Đế được Đức Phật day thì hành động không tối không sáng dẫn đến giác ngộ.

Đã nói như vậy thì một số quan điểm tiến hoá cũng gần giống đáng kể với việc chỉ ra một hướng đi chung đúng đắn. Ở phần cuối của cuốn “Cái Gen Ích Kỷ”, Dawkins viết: “Chúng ta có quyền bất tuân những cái gen ích kỷ của sự chào đời của chúng ta … Chúng ta còn có thể thảo luận những phương pháp để chủ động tu tập và nuôi dưỡng lòng vị tha thuần túy, bất tư lợi - một thứ không có trong thiên nhiên, một thứ trước đây chưa bao giờ tồn tại trong toàn lịch sử của thế giới. Chúng ta được cấu tạo như những cỗ máy bằng gen … nhưng chúng ta có quyền quay lưng lại với những thứ tạo nên chúng ta. Chúng ta, đơn độc trên thế gian, có thể chống lại sự ngang ngược của những thứ tái lập ích kỷ”.

So sánh những lời đó với lời tuyên bố của Đức Phật trong “Kinh Dona”: “Hoa sen, mặc dù sinh ra trong nước và lớn lên trong nước, vượt ra khỏi mặt nước và đứng đó không bị nước làm dơ bẩn. Được sinh ra trong thế giới, lớn lên trong thế giới, sau khi vượt qua khỏi thế giới, ta ngụ tại đây không bị thế giới làm dơ bẩn. Do đó ta là Phật ”.

Paisam Likhitpreechakul viết “Phật Giáo Qua Ống Kính Darwin” cho lễ sinh nhật lần thứ 200 của Charles Darwin.

http://www.nationmultimedia.com/2009/11/24/opinion/opinion_30117185.php .