Friday, November 20, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2542 (Pham Dao dịch)

Cứu Độ Chúng Sanh Bằng Cách Ngồi Ỳ Ra

Shonin Justin. Progressive Buddhism. Ngày 19 tháng 11, 2009

Vợ của tôi khát khao có được đứa con đầu lòng của mình. Cô ta chừng 35-36 tuổi rồi. Trong vòng thời gian của năm ngoái, vợ tôi đã xảy thai 3 lần và cả 3 lần đó tôi đã chứng kiến cảnh vợ tôi đau nhói tim gan như thế nào. Không có cuốn cẩm nang nào dạy cách tốt nhất để an ủi một người nào đó đang trải qua một việc như vậy và nó đích thực là một kinh nghiệm học hỏi thật sự đối với tôi. Ngay cả người bạn thường ngày hay giúp đỡ vợ tôi đã nói rằng cô ta không muốn giúp vợ tôi nữa và họ không còn là bạn với nhau nữa. Tôi biết rằng còn lâu tôi mới là một con người hoàn hảo nhưng tôi cũng biết rằng tôi là vô giá đối với một người đang nương cậy vào tôi và một người tôi đang ở trong một vị trí phải ủng hộ, giúp đỡ. Tôi cũng biết rằng việc thực hành Phật Pháp và chánh niệm của tôi cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều – làm cho tôi được đầm hơn, bình tĩnh hơn, thông cảm hơn, ít xen vào chuyện người khác hơn và có một quan niệm tốt hơn về những ‘thứ’ của tôi hơn là những gì tôi đã có thể có.

Các vị thầy dạy thiền mà tôi biết đã tuyên bố (trích lời Dogen nói rằng một người thực hành thiền trong tiềm thức và một cách tự động sẽ lợi lạc tất cả chúng sanh) rằng cách tốt nhất để giúp những người khác không phải bằng cách ủng hộ hay dấn thân cho họ bằng bất cứ cách nào, mà bằng cách thực hành tọa thiền. Một lời giải thích đựa nêu ra là nếu không có trí tuệ thì nỗ lực của chúng ta sẽ vô ích hay độc hại nữa là khác (tôi đồng ý một chút với câu giải thích này). Và rằng thiền chính bản thân nó (có thể qua buổi lễ hồi hướng công đức) sẽ lợi lạc tất cả chúng sanh qua một số quá trình nghiệp lực bí ẩn.

Điều này không ăn nhập với kinh nghiệm của tôi. Kinh nghiệm của tôi là, để gây ảnh hưởng đến với thế giới chúng ta cần phải dấn thân với nó. Chắc chắn là tôi không có kinh nghiệm về quá trình bí ần này và sẽ phải tin theo nó bằng đức tin mù quán. Tôi nhớ đã có nghe về một niềm tin của những thiền gia mật tông rằng chỉ đơn giản thực hành thiền mật tông họ có thể ảnh hưởng đến sự an lạc xã hội trên một phương diện tích cực. Tuy vậy, nếu tôi nhớ không sai thì cái lẽ ra là bằng chứng của lời tuyên bố này đã không qua mặt nỗi sự kiểm chứng.

Một trong những vị thầy này (tôi không rõ nguồn gốc) đã đề nghị rằng tôi không nên cắt ngắn khóa tu 1 tuần để về nhà giúp vợ tôi. Dường như lời khuyên này giống như một quan điểm của một kẻ trốn tránh cuộc đời.

Tôi cũng có nghe một tăng sĩ cùng môn phái đã không chịu đi thăm cha ruột của ngài đang nằm hấp hối để ngài có thể tham dự một khóa tu học dài hạn.

Đạo đức Phật giáo thật ra đặt trọng tâm vào chủ ý phía sau những hành động của chúng ta, nhưng nếu chủ ý của tôi là thành thật phụng sự tất cả mọi người thay vì chỉ cho một mình tôi thì chủ ý của tôi sẽ là thật sự hành động thay vì chỉ đơn thuần là có ‘những chủ ý tốt’. Sự hiều biết của tôi về những buổi lễ hồi hướng công đức và những lời nguyện luôn luôn là: chúng là những sự bày tỏ tính vô ngã, những phương pháp để dẹp bỏ sự bám víu ích kỷ, thay vì được coi như những hành động mà chính chúng giúp đở những người khác và miễn cho chúng ta khỏi những bổn phận đối với họ. Có phải thật sự quá ích kỷ khi vị kỷ ôm ấp những cảm giác an lạc riêng tư thay vì thật sự giúp đỡ những người khác ? Đối vói tôi, để giúp người khác chúng ta phải thật sự dấn thân với họ. Thiền và tự nhận thức có thể giúp chúng ta rất nhiều trong các mối quan hệ. Từ bỏ việc cố thay đổi những người khác có thể giúp rất nhiều, nhưng chúng ta cần phải dấn thân, phải có mặt tại chổ, phải quan tâm, và phải hành động với trí tuệ và lòng từ bi. Chúng ta cần phải ‘xoay chuyển thế giới’ hoặc ‘quay về chốn chợ búa’ thay vì chỉ đơn thuần bảo vệ và sống vị kỷ trong những cảm giác riêng tư của mình về sự hòa hợp rộng lớn như vũ trụ.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2543 (Hạt Cát dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Trung cộng

nghiên cứu vấn đề sông ngòi Tây Tạng khô cạn

November 18 2009, 8:29:00

Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay đã kêu gọi Trung cộng phải kịp thời hành động để ngăn chận việc băng tảng bị chảy ra, nói rằng khủng hoảng môi trường còn cấp bách hơn giải pháp chính trị cho tương lai Tậy Tạng.

Tham dự một hội nghị thượng đĩnh Liên Hiệp Quốc về nạn đói toàn cầu tại La Mã, nhà lãnh đạo lưu vong Tây tạng đã báo động rằng những hệ thống sông ngòi từ các tảng băng của Tây Tạng và các ngọn núi quanh năm tuyết phủ có thể bị khô cằn trong vòng 15 đến 20 năm tới, và Ngài yêu cầu Trung cộng hãy nghiên cứu vấn đề cùng với những chuyên gia của Tây Tạng.

"Một giải pháp chính trị có thể mất thời gian, nhưng chúng ta có thể đợi", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với các phóng viên "Nhưng hủy hoại sinh thái, năm qua năm, sẽ xảy ra chuyện, thế nên chúng ta thật sự cần nghiên cứu nghiêm túc và thực hiện một kế hoạch bảo vệ môi trường. Điều này rất, rất quan trọng".

Cao nguyên Tây Tạng Thanh Hải là đầu nguồn của rất nhiều con sông nổi tiếng kể cả Dương Tử và Cửu Long. Các viên chức Trung cộng và các đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma gần đây đã thực hiện khoảng 8 đợt thương thuyết về tương lai Tây Tạng nhưng chỉ đạt được chút ít kết quả.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, được mệnh danh là một nhà ly khai bởi Bắc Kinh, nói rằng Ngài không đòi hỏi độc lập cho Tây Tạng mà chỉ mong muốn có được tự trị đúng nghĩa cho quê hương của Ngài, nơi năm ngoái đã xảy ra các cuộc bạo loạn và biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung cộng.