Thursday, November 26, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2547 (Hạt Cát dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:

"Obama không nhu nhược với Trung cộng"

Washington, Nov.23 -- Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bênh vực cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào hôm Chủ Nhật, bác bỏ những lời chỉ trích rằng nhà lãnh Hoa Kỳ đã quá nhu nhược với Trung cộng trong chuyến công du hồi tuần rồi.

"Obama không phải là nhu nhược với Trung cộng, mà là đối phó bằng một hình thức khác" Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn trên Đài truyền hình Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng lưu vong văn phòng Ấn Độ cũng đã nói rằng Ngài không lấy làm bất bình vì Obama chưa tiếp kiến Ngài, đề cập đến chuyến viếng thăm Washington của Ngài hồi tháng 10, 2009 theo nguồn tin của Politco.

Các vị tổng thống tiền nhiệm đều đã hội kiến với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng trong những chuyến viếng thăm Washington của Ngài, bất chấp những lời chỉ trích của Trung cộng, vốn đã xâm chiếm Tây Tạng kể từ năm 1951

Thực ra, ở trước công chúng cũng như đằng sau hậu trường, Obama đã đề cập đến vấn đề Tây Tạng với các nhà lãnh đạo Trung cộng rất nghiêm túc", Ngài nói với các phóng viên hôm Thứ Bảy. Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình, Ngài nói Ngài dự trù vấn đề sẽ được nêu ra khi tổng thống Mỹ hội kiến riêng biệt với Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào Thứ Ba.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2548 (Pham Dao dịch)

Quân Taliban Bóp Nghẹt Di Sản Phật Giáo Của Pakistan

Sajjad Tarakzai. AFP. Ngày 22 tháng 11, 2009.

TAXILA, Pakistan -- Các nhà khảo cổ học cảnh cáo rằng quân Taliban đang hủy diệt di sản Gandhara cổ truyền và sự truyền thừa Phật giáo phong phú của Pakistan trong khi sự hành hương và nghiên cứu ngoại quốc đang cạn dần tại vùng tây bắc của quốc gia này.

“Quân phiến loạn là kẻ thù của nền văn hóa”, Abdul Nasir Khan, phụ trách viện của viện bảo tàng Taxila, một trong những bộ sưu tầm khảo cổ hàng đầu tại Pakistan.

“Rất rõ ràng là nếu tình hình tiếp diễn như thế này, nó sẽ hủy diệt nền văn hóa của chúng tôi và sẽ hủy diệt di sản văn hóa của chúng tôi”, ông nói với AFP.

Taxila là một tỉnh lỵ nhỏ khoảng 20 kilô mét (13 dặm) phía nam của Islamabad, là một trong những địa danh khảo cổ hàng tiên phong của Pakistan bởi lịch sử của nó là trong tâm tu học Phật pháp từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ 2.

Bạo loạn tại Pakistan đang gia tăng với việc những kẻ đánh bom và những tay súng Taliban đánh phá với mức độ càng ngày càng thường xuyên và mãnh liệt hơn tại các thành phố của tỉnh biên giới phía đông bắc và quanh thủ đô Islamabad.

“Chúng tôi không thấy an toàn ngay cả tại Taxila. Chính quyền địa phương đã cảnh báo chúng tôi về những vụ tấn công vào viện bảo tàng này. Chúng tôi đã đề phòng cẩn thận hơn nhưng vẫn chưa đủ và chúng tôi thiếu tiền trợ cấp,” ông Khan nói.

“Trong nhiều tuần, chúng tôi không có được ngay cả một người khách ngoại quốc. Nếu khách không đến thăm, nếu các di tích không được bảo tồn và bảo vệ, nếu nghiên cứu chấm dứt, quý vị nghĩ cái gì sẽ là tương lai của khảo cổ học ?”, ông nói.

Vào tháng 3, 2001, quân phiến loạn Taliban tại quốc gia láng giềng A phú hãn đã cho nổ tung 2 tôn tượng Phật tại Bamiyan để thách thức những lời cầu khẩn quốc tế.

Kể từ đó, quân phiến loạn Hồi giáo đã lan tràn vào Pakistan. Việc quân Taliban chống đối âm nhạc, nghệ thuật, nhảy múa, giáo dục cho con gái và sự cúng bái thần tượng làm các nhà khảo cổ lo sợ rằng các di vật Phật giáo Pakistan là trung tâm của một cơn bão tố.

Các nhà khảo cổ học Ý đại lợi rất tích cực tại vùng thung lũng Swat tại vùng đông bắc Pakistan từ năm 1956 mãi đến khi họ phải miễn cưỡng đình chỉ công việc của họ vào năm 2007 sau khi các chiến đấu quân Taliban được lãnh đạo bởi giáo sĩ cực đoan Maulana Fazlullah đứng lên đòi hỏi luật Sharira.

“Quân Taliban không dự định tiến hành các hoạt động nghiên cứu”, Luca Olivieri, phó tổng quản trị của phái đoàn khảo cổ học Ý đại lợi tại Pakistan đã nói AFP bằng email.

Sau 17 năm làm việc quản trị bảo tàng viện tại Swat, ông Khan không muốn mạo hiểm. Với việc quân Taliban sát hại và nổ bom suốt lộ trình tiến đến khu thung lũng, viện bảo tàng đóng cửa vào năm 2008 và ông đã di tản những di tích cổ vô giá nhất.

Tháng 9 năm đó, quân Taliban đã 2 lần cố giật nổ tung những di vật Phật giáo từ thế kỷ thứ 7 – làm hư hại một tảng đá được chạm trổ với những hình ảnh của Đức Phật mà hàng mấy thế kỷ là một Phật tích hành hương.

Năm nay, quân phản loạn đã tiến vào cách Islamabad trong vòng 100 kilô mét (60 dặm), đem lại một chiến dịch quân sự lớn tại khu vực đông bắc và tiếp theo đó với một cuộc phản công tại vùng Nam Waziristan.

“Đây là thời kỳ tệ hại nhất đối với khảo cổ học. Quân phiến loạn ảnh hưởng rất xấu đến nó. Trước đây có từ 15 đến 20 phái đoàn ngoại quốc làm việc trong khu vực này, bây giờ việc nghiên cứu này hoàn toàn chấm dứt”, ông Khan nói với AFP.

Ông nói quân đội đã trưng thu toà nhà viện bảo tàng tại tỉnh Mingora thiết yếu của Swat. Cho dù có cuộc phản công vào mùa hè mà dường như đã dẹp tan những nơi trú ẩn của quân Taliban tại Swat trong tạm thời, ông chưa chắc cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường.

“Tôi không thấy một cơ hội nào cả để mở cửa viện bảo tàng Swat lại trong tương lai gần đây. Tình hình vẫn chưa thuận tiện”.

“Tòa nhà viện bảo tang đã bị hư hại nặng nề trong một cuộc nổ bom. Các khung trưng bày đã bị bể và toà nhà cần được hồi phục hoàn toàn”, ông nói.

“Vẫn còn sự sợ hãi trong tâm của người dân nhưng tôi hy vọng rằng quân đội sẽ thành công trong việc đem lại sự bình thường”, ông nói thêm.

Tình hình tại miền nam cũng không khả quan hơn.

Peshawar, thủ đô hỗn loạn vùng đông bắc Pakistan được biết đến với di sản Phật giáo và nền khảo cổ của nó, trước đây đã thu hút hàng ngàn khách du lịch nhưng sự sợ hãi về an ninh và những cuộc tấn công bằng bom đã khiến cho nó trở nên một vùng cấm địa đối với người ngoại quốc.

Viện bảo tàng tại đây mở cửa, nhưng một cổng đã bị khóa và chướng ngại vật bằng bê-tông phía ngoài cánh cổng thứ nhì chỉ cho phép khách bộ hành đi vào.

“Trong một năm rưỡi, du khách ngoại quốc đã hoàn toàn ngưng thăm viếng khu vực này của Pakistan”, Qazi Ijaz, một viên chức tại viện bảo tang Peshawar, nói với AFP.

“Tâm điểm của nền văn minh Gandhara tại Swat đã bị đóng cửa và đó là maục đích chính của bọn họ”, ông nói.

“Các công ty du lịch đã đóng cửa. Du khác ngoại quốc đã ngừng đến đây và các viện bảo tàng với những lăng tẩm và các di tích khảo cổ nhìn trống trơn”, ông nói thêm.

Có khoảng 10 viện bảo tàng tại vùng đông bắc Pakistan, kể cả một viện bảo tàng đang được xây dựng để bảo tồn nền văn hóa Kalash tại thung lũng Chitral, nơi một thiện nguyện viên người Hy lạp bị bắt cóc vào tháng 9 và đã bị lén đưa qua A phú hãn.

Làn da trắng trẻo và đôi mắt sáng của người Kalash đã gây cảm hứng cho các khoa học gia phỏng đoán rằng những người Kalash này có nguồn gốc từ một dân tộc trung đông cổ xưa hoặc là từ những chiến binh của đội quân Đại Đế Alexander đã chinh phục khu vực này vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.