Monday, November 23, 2009

(Mọi trích đăng xin ghi rõ nguồn http://www.phapluan.net/)

No. 2545 (Pham Dao dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhắn Nhủ Trung Cộng:

Từ Bỏ Luận Điệu Tuyên Truyền Bóp Méo Sự Thật

Rediff News. Ngày 20 tháng 11, 2009.

TÂN ĐỀ LI: Nhận xét rằng 1.3 tỷ người dân Trung Hoa có “quyền biết được thực trạng”, vị lãnh tụ tâm linh người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong ngày hôm nay đã khuyên chế độ Cộng sản nên từ bỏ “kiểm duyệt và tuyên truyền bóp mép sự thật”.

Ngài cũng nói rằng Ngài luôn luôn ủng hộ cho việc Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng hơn tại châu Á và trên thế giới bởi vì quốc gia này là nền dân chủ vĩ đại nhất hành tinh.

Nhà thắng giải Nobel hòa bình nói rằng sự minh bạch và cởi mở là những thành phần quan trọng để đạt được một xã hội hài hoà và Ngài nhận xét rằng 1.3 tỷ người dân Trung hoa “có quyền biết được thực trạng”.

“Đảng cộng sản không có quyền giấu người dân khỏi sự thật”, Ngài nói trong lúc trả lời một câu hỏi sau bài giảng Tưởng Niệm Thẩm Phán Sunanda Bhandare tại nơi đây.

“Để đạt được một xã hội hài hòa, điều mà Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung cộng nhấn mạnh, việc phát triển sự tin cậy rất quan trọng, sự minh bạch và cởi mở cũng quan trọng như vậy. Sự kiểm duyệt và tuyên truyền bóp méo sự thật sẽ có tác động ngược lại”, Ngài nói.

Khi được yêu cầu bình luận về lời tuyên bố chung của Hoa Kỳ - Trung cộng gần đây nhấn mạnh vai trò to lớn hơn của Bắc Kinh tại vùng Nam Á, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói “Bất cứ lúc nào tôi viếng thăm Washington, tôi nói với họ, bất cứ khi nào quý vị nghĩ về châu Á, quý vị cũng phải nhớ tới Ấn độ luôn nữa”.

“Với số dân của mình, Ấn độ là nền dân chủ vĩ đại nhất thế giới. Có thể có nhiều trở ngại nhưng trên căn bản, Ấn Độ rất dân chủ”, Ngài nói.

Vị lãnh tụ tâm linh người Tây tạng nói rằng chính Trung cộng đã “làm tôi sôi động như một chính trị gia”.

Sự ổn định, đoàn kết và hòa hợp không thể đạt được bằng cách sử dụng bạo lực, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Các phương pháp phải thực tế, quý vị không thể có được sự đoàn kết, ổn định và hòa hợp bằng cách xử dụng bạo lực; gia tăng việc dò xét cũng đem lại sự sợ hãi cho người dân”.

Ngài nói, “Trong một thời gian rất lâu, chúng tôi đã có những mối quan hệ với Trung quốc và người dân của nó, và chúng tôi ngưỡng mộ người dân Trung hoa rất cần cù và văn minh, nhưng nhà cầm quyền tại quốc gia này tại hiện thời thì không thể đoán trước được”.

Vị tăng sĩ đã trả lời một cách quả quyết khi được hỏi có bao giờ một người phụ nữ có thể được làm Đạt Lai Lạt Ma không.

“Tôi không quá bận tâm về việc thiết lập ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma, nếu người dân cảm thấy chức vụ này không còn quan trọng nữa thì chức vụ này sẽ không tồn tại nữa và việc nối ngôi vị cũng sẽ được tiến hành bằng những phương pháp khác”, Ngài nói thêm.

Ngài nói rằng những năm tháng sống tại Ấn độ như một người tỵ nạn đã giúp Ngài có được một cái nhìn thực tế hơn về thế giới.

“Có thể tôi đã sống như một tăng sĩ nhiều hơn nếu tôi đã không đến đây như một người tỵ nạn. Tôi đã trở thành một người tỵ nạn và do đó tôi đã đến gần hơn với thực tế, và tôi thật sự đã rất thích sự tự do tại Ấn Độ”. Ngài nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng yêu cầu người dân Ấn Độ phục hồi truyền thống lịch sử của họ về đời sống tâm linh và bất bạo động. “Quý vị nên phục hồi những giá trị truyền thống này trong xã hội Ấn Độ hiện đại”, Ngài nói.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

No. 2543 (Hạt Cát dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Trung cộng

nghiên cứu vấn đề sông ngòi Tây Tạng khô cạn

November 18 2009, 8:29:00

Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay đã kêu gọi Trung cộng phải kịp thời hành động để ngăn chận việc băng tảng bị chảy ra, nói rằng khủng hoảng môi trường còn cấp bách hơn giải pháp chính trị cho tương lai Tậy Tạng.

Tham dự một hội nghị thượng đĩnh Liên Hiệp Quốc về nạn đói toàn cầu tại La Mã, nhà lãnh đạo lưu vong Tây tạng đã báo động rằng những hệ thống sông ngòi từ các tảng băng của Tây Tạng và các ngọn núi quanh năm tuyết phủ có thể bị khô cằn trong vòng 15 đến 20 năm tới, và Ngài yêu cầu Trung cộng hãy nghiên cứu vấn đề cùng với những chuyên gia của Tây Tạng.

"Một giải pháp chính trị có thể mất thời gian, nhưng chúng ta có thể đợi", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với các phóng viên "Nhưng hủy hoại sinh thái, năm qua năm, sẽ xảy ra chuyện, thế nên chúng ta thật sự cần nghiên cứu nghiêm túc và thực hiện một kế hoạch bảo vệ môi trường. Điều này rất, rất quan trọng".

Cao nguyên Tây Tạng Thanh Hải là đầu nguồn của rất nhiều con sông nổi tiếng kể cả Dương Tử và Cửu Long. Các viên chức Trung cộng và các đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma gần đây đã thực hiện khoảng 8 đợt thương thuyết về tương lai Tây Tạng nhưng chỉ đạt được chút ít kết quả.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, được mệnh danh là một nhà ly khai bởi Bắc Kinh, nói rằng Ngài không đòi hỏi độc lập cho Tây Tạng mà chỉ mong muốn có được tự trị đúng nghĩa cho quê hương của Ngài, nơi năm ngoái đã xảy ra các cuộc bạo loạn và biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung cộng.